|
|
Đồng chí Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ THQCT và KSĐT án trật tự xã hội phát biểu khai mạc khóa tập huấn. |
Tham dự tập huấn có đồng chí Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ THQCT và KSĐT án trật tự xã hội (Vụ 2), VKSND tối cao; ông Thomas lyons, Giám đốc cơ quan phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật (INL) tại Việt Nam; bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia, UNDP tại Việt Nam (tham gia trực tuyến).
Tham dự khóa tập huấn còn có Đại diện lãnh đạo, các Kiểm sát viên đến từ Vụ 2, Vụ 13, VKSND các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn, đồng chí Lê Minh Long, Vụ trưởng Vụ 2 cho biết, tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người trên thế giới, nhất là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trọng tâm là các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam đã và đang diễn ra phức tạp, trực tiếp xâm phạm đến quyền con người.
|
|
Ông Thomas lyons, Giám đốc cơ quan phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật (INL) tại Việt Nam; bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia, UNDP tại Việt Nam (tham gia trực tuyến). |
Tội phạm mua bán người đã trở thành vấn nạn trên toàn cầu. Nhiều người trên thế giới đã và đang trở thành nạn nhân của các tổ chức, đường dây mua bán người hoạt động xuyên quốc gia với sự cấu kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước. Theo ước tính của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 đến 1.000.000 người bị mua bán, tương đương khoảng gần 3.000 người bị mua bán trong một ngày.
Tại Việt Nam, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến hết sức phức tạp và có tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Nhất là ở các địa bàn có chung đường biên giới với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia… Tội phạm mua bán người đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
|
|
Đồng chí Đỗ Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ 2 phát biểu tham luận tại khóa tập huấn. |
Do vậy, để nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án liên quan đến mua bán người, tăng cường năng lực cho các Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra… Khóa tập huấn mong muốn được nhận chia sẻ kinh nghiệm từ các Kiểm sát viên đến từ VKSND tối cao (Vụ 2); các Kiểm sát viên đến từ VKSND các địa phương chia sẻ kinh nghiệm về công tác THQCT và KSĐT các vụ án mua bán người.
|
|
Đồng chí Lê Thị Ngọc Dung, Trưởng phòng 4, Vụ 2 tham luận kỹ năng trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra các vụ án mua bán người. |
Bà Diana Torres, Trưởng phòng Quản trị và Tham gia UNDP tại Việt Nam cho biết, bà rất vui khi được tham gia khóa đào tạo của VKSND tối cao trong chuỗi năm khóa đào tạo về kỹ năng xử lý các vụ mua bán người.
Nhân cơ hội này, bà Diana Torres muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới VKSND tối cao vì sự hợp tác của bạn với UNDP và cam kết tiếp tục tổ chức các khóa đào tạo quan trọng đó để thực hiện dự án quan trọng về chống buôn người.
|
|
Đồng chí Trần Thị Quế, Phó Trưởng phòng 3, Vụ 2 tham luận kỹ năng xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án mua bán người. |
Bà Diana Torres cho biết, buôn người ngày càng trở thành một thách thức đối với sự phát triển ở Việt Nam với những xu hướng và phương tiện mới mà những kẻ buôn người sử dụng. Trong bối cảnh COVID-19 với dòng người di cư nội địa từ nông thôn đến các thành phố lớn và ngược lại.
Bà Diana Torres nhấn mạnh, khoảng 80% nạn nhân bị mua bán là phụ nữ và trẻ em gái. Nói cách khác, phụ nữ và trẻ em gái thực sự dễ bị tổn thương hơn khi trở thành nạn nhân của nạn buôn người.
|
|
Đồng chí Hoàng Thị Thúy Hòa, Trưởng phòng Vụ 13 tham luận về "Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong giải quyết vụ, việc mua bán người". |
Buôn bán người không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái với tư cách là nạn nhân trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến nam giới, trẻ em trai và gia đình của họ. Do đó, điều quan trọng là các thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến giới và tác động của nó đối với cuộc sống của mọi người.
|
|
Đồng chí Nguyễn Huy Thắng, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh nêu một số vướng mắc tại khóa tập huấn. |
Ông Thomas lyons – Giám đốc cơ quan phòng chống ma túy và Thực thi pháp luật (INL) tại Việt Nam tin tưởng rằng, chương trình tập huấn sẽ giúp thúc đẩy không chỉ VKSND mà còn giúp thúc đẩy các nỗ lực rộng lớn hơn của Việt Nam nhằm xóa bỏ nạn buôn người.
“Hy vọng công việc của chúng tôi ở đây sẽ đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu của Kế hoạch Hành động Quốc gia TIP và trong việc chấm dứt một vấn đề gây hậu quả quốc gia, khu vực và toàn cầu”, ông Thomas lyons chia sẻ.
|
|
Đồng chí Nguyễn Đăng Khoa, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn giải quyết tội phạm mua bán người. |
Trong 2 ngày tập huấn, Vụ 2 và Vụ 13 VKSND tối cao đã chia sẻ những kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm sát điều tra và đề ra yêu cầu điều tra vụ án Mua bán người; kỹ năng trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra các vụ án mua bán người; kỹ năng khám nghiệm, khám xét, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra các vụ án Mua bán người; kỹ năng xét hỏi, luận tội và tranh luận tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án mua bán người và việc tương trợ tư pháp trong các vụ, việc án Mua bán người.
|
|
Đồng chí Lý Văn Thu, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Giang chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết tội phạm mua bán người và những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm tốt trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự. |
Bên cạnh những tham luận là nhiều trao đổi kinh kinh nghiệm của VKSND các tỉnh, khiến cho khóa tập huấn trở nên sôi động và có ý nghĩa thiết thực.