Hội thi "diễn án liên trường" nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình tập huấn "Nâng cao kỹ năng tranh tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự" do khoa Pháp luật hình sự & Kiểm sát hình sự, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phối hợp cùng Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ tổ chức, có sự hỗ trợ của câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học là cuộc thi đem lại cho các bạn sinh viên vốn kiến thức bổ ích về kỹ năng cũng như cách trình bày lập luận khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Chương trình nằm trong chuối hoạt động tập huấn về năng cao kỹ năng tranh tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 

leftcenterrightdel
 Ban giám khảo chương trình là những chuyên gia uy tín, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực pháp luật.

Ban giám khảo chương trình là những chuyên gia uy tín, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực pháp luật như TS Lại Viết Quang - Hiệu trưởng trường Đại học Kiểm sát Hà NộI, TS Nguyễn Đức Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiểm sát Hà NộI, PGS. TS Dương Tuyết Miên - Phó Giám đốc Học viện Tòa án, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh - khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà NộI, TS Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội.

leftcenterrightdel
 Đại diện Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ.

leftcenterrightdel
 Chương trình tập huấn: "Nâng cao kỹ năng tranh tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự" giúp cho các bạn sinh viên vốn kiến thức bổ ích về kỹ năng cũng như cách trình bày lập luận khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Tại phần thi "Phiên toà giả định" diễn ra với màn tranh tụng vô cùng xuất sắc và gây cấn giữa 4 đội thi:

Trường Học viện Toà án vai Hội đồng xét xử.

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội vai Kiểm sát viên.

Khoa Luật - trường Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội vai Người bào chữa.

leftcenterrightdel
 Thư ký.
leftcenterrightdel
 Đại diện VKS.
leftcenterrightdel
 TAND.
leftcenterrightdel
 Người bào chữa.
leftcenterrightdel
 Người làm chứng.
leftcenterrightdel
 Bị cáo.

Qua các phần tranh tài, với những lập luận buộc tội chặt chẽ, đầy sức thuyết phục cùng phần phản biện đanh thép, đội thi trường Đại học Kiểm sát Hà Nội giành ngôi vị cao nhất cuộc thi. Giải Nhì thuộc về đội thi Học viện Tòa án. Giải Ba thuộc về đội thi khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà NộI và đội thi trường Đại học Luật Hà Nội.

Trong phần diễn án, danh hiệu cá nhân xuất sắc thuộc về bạn Phạm Thị Hương Giang - sinh viên trường Học viện Toà án.

Kết thúc chương trình, sinh viên đã tham gia trả lời phiếu khảo sát. Trên cơ sở kết quả khảo sát, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ báo cáo lãnh đạo nhà trường, cũng như đề xuất những vấn đề để cho những đợt tập huấn tiếp theo.

Trong hoạt động tố tụng nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng, tranh tụng là một trong những kỹ năng quan trọng và hết sức cần thiết để làm rõ những tình tiết khách quan, phản ánh tính đúng đắn của vụ án. 

Tranh tụng trong tố tụng hình sự là phương thức giải quyết vụ án đề cao sự bình đẳng giữa bên buộc tội và gỡ tội, tòa án ra phán quyết một phần cũng dựa trên kết quả tranh tụng. 

Khác với mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn coi việc giải quyết vụ án hình sự là quá trình các cơ quan Nhà nước “đấu tranh” với tội phạm, chứng minh, truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội thì tố tụng hình sự tranh tụng lại coi vụ án hình sự là một vụ kiện hình sự, là quá trình giải quyết tranh chấp giữa người buộc tội với nhà nước.

Việc các bên tranh tụng tại phiên tòa sẽ hạn chế nguy cơ lạm quyền của các cơ quan tư pháp hình sự, hạn chế các trường hợp oan sai, đồng thời bảo đảm quyền của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, việc tranh tụng tại phiên tòa cũng làm phát sinh khả năng bỏ lọt tội phạm cao, không đi đến tận cùng của sự thật do các bên được quyền thương lượng nhận tội.

Cách thức trình bày ý kiến, đối đáp giữa các bên tranh tụng tại phiên tòa sẽ được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, đòi hỏi ở người tranh tụng cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, xử lý tình huống một cách nhanh chóng, các lý lẽ đưa ra không chỉ dừng lại ở tính chính xác mà còn phải thuyết phục. 

 

Huân Thu