Tại hội nghị, đồng chí Lê Hồng Phương – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ trì và chỉ đạo lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên tham gia cần nghiêm túc tiếp thu và rút ra các nguyên nhân dẫn đến tồn tại, thiếu sót đã được chỉ ra tại Kết luận số 236/KL-VKSTC ngày 18/10/2024 của Đoàn kiểm tra VKSND tối cao.
Đồng thời, các cá nhân, tập thể có liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót. Bên cạnh đó, cần tập trung nâng cao chất lượng kiểm sát, phát huy các ưu điểm đã đạt được, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành.
Hội nghị đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các nhiệm như chủ trì ký kết quy chế phối hợp theo Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC ngày 17/9/2020 của VKSND tối cao về việc kiểm sát Tòa án giao, gửi bản án, quyết định; ra quyết định hoặc ủy thác ra quyết định thi hành án; kiểm sát việc hoãn chấp hành án phạt tù.
Tuân thủ Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 12/8/2021 và Hướng dẫn số 23/HD-VKSTC ngày 31/3/2022. Đặc biệt, thực hiện nghiêm Điều 18 của Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-VKSTC ngày 20/7/2023 của VKSND tối cao.
Kiểm sát việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các đối tượng thi hành án hình sự tại cộng đồng theo khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Ngoài ra, hội nghị cũng nhấn mạnh việc bố trí cán bộ, kiểm sát viên có năng lực chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu công tác. Việc này góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án trên địa bàn.