Tham dự Hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao có đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao; các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao: Đồng chí Nguyễn Hải Trâm - Phó Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Nguyễn Duy Giảng; đồng chí Nguyễn Quang Dũng; đồng chí Trung tướng Tạ Quang Khải - Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao còn có các đồng chí Kiểm sát viên VKSND tối cao; lãnh đạo các đơn vị thuộc VKSND tối cao, lãnh đạo VKS quân sự Trung ương, lãnh đạo VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu và các đồng chí Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp; Kiểm tra viên cao cấp; chuyên viên cao cấp các đơn vị thuộc VKSND tối cao.

Tại các điểm cầu trong toàn Ngành tham dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo và cán bộ, công chức VKSND cấp cao 2, 3; VKSND cấp tỉnh; VKS quân sự các cấp; VKSND cấp huyện.

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại trụ sở VKSND tối cao và kết nối trực tuyến đến tất cả các điểm cầu trong toàn Ngành.

leftcenterrightdel
  Viện trưởng Lê Minh Trí cùng các đồng chí lãnh đạo Viện dự Hội nghị.
leftcenterrightdel
 Các đồng chí Phó Viện trưởng và đại biểu dự Hội nghị.
 Ban hành 16 nghị quyết chuyên đề, kế hoạch và văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKSND tối cao, năm  2023, Ban cán sự đảng, lãnh đạo VKSND tối cao đã tiếp tục quán triệt, chỉ đạo toàn ngành Kiểm sát thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, các kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; theo phương châm “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”. Ban hành 16 nghị quyết chuyên đề, nhiều kế hoạch và văn bản để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Quốc hội về cải cách tư pháp và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Đồng thời, xác định rõ 4 nhóm mục tiêu lớn và giải pháp, cụ thể là: (1) Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong Ngành, trước hết là từ trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp Kiểm sát; xây dựng đội ngũ cán bộ VKS các cấp nắm vững pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp vững vàng, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; (2) Tăng cường trách nhiệm công tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật; thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm; (3) Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và nâng chất hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao để góp phần xây dựng các cơ quan tư pháp liêm chính, nghiêm minh; (4) Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong toàn Ngành nhằm góp phần bảo đảm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của ngành KSND trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, xác định nhiệm vụ đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Căn cứ vào chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKS các cấp đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn công tác của đơn vị mình; cụ thể hóa thành các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, địa phương mình; đề ra yêu cầu, biện pháp thiết thực trong quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm bảo đảm hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu công tác của Quốc hội, của Ngành giao.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu VKSND tối cao dự Hội nghị.

Bảo đảm 100% trường hợp thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được kiểm sát

6 tháng đầu năm 2023, tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong nước cơ bản được bảo đảm; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, một số địa bàn ở khu vực Tây Nguyên còn tiềm ẩn và có nguy cơ phát sinh phức tạp về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội; tội phạm công nghệ cao, tội phạm mạng với thủ đoạn tinh vi, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành Kiểm sát đã kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết 90.194 nguồn tin về tội phạm, bảo đảm 100% trường hợp thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được kiểm sát, trong đó, mới tiếp nhận 68.345 nguồn tin về tội phạm, tăng 6.990 nguồn tin (tăng 11,4%) so với cùng kỳ năm 2022. Cơ quan chức năng đã giải quyết 66.321 nguồn tin về tội phạm, đạt tỉ lệ 73,5%; đã ban hành 65.298 văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022; trực tiếp kiểm sát 875 cuộc đối với việc giải quyết nguồn tin về tội phạm tại Cơ quan điều tra (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022);…

Qua kiểm sát, đã phát hiện, yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 443 vụ án (tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2022); đồng thời, VKS các cấp đã ra quyết định hủy 69 quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố vụ án thiếu căn cứ pháp luật (tăng 115,6% so với cùng kỳ năm 2022); trực tiếp khởi tố 16 vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra (tăng 220% so với cùng kỳ năm 2022);... Chủ động áp dụng các biện pháp tố tụng để hạn chế các trường hợp khởi tố oan và bỏ lọt tội phạm; đã tham gia, trực tiếp lấy lời khai, hỏi cung 64.349 lượt đối với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm việc ban hành các quyết định phê chuẩn có căn cứ, đúng pháp luật.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam 46.779 người, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2022; bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam có đủ căn cứ, đúng pháp luật, hạn chế việc lạm dụng bắt, giam. Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra 78.437 vụ/121.808  bị can. Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra, xử lý 46.888 vụ/73.550 bị can, đạt tỉ lệ 60% số vụ. Quá trình thực hiện chức năng, toàn Ngành đã ban hành 49.243 yêu cầu điều tra; Kiểm sát viên các cấp tham gia và trực tiếp hỏi cung 64.349 lượt; VKS đã hủy bỏ 15 quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Cơ quan điều tra.

leftcenterrightdel
 Đại biểu VKSND cấp tỉnh dự Hội nghị.

Chất lượng điều tra, truy tố được nâng lên, vi phạm tố tụng và các trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố oan, sai giảm dần; một số chỉ tiêu vượt so với yêu cầu trong Nghị quyết số 96 của Quốc hội như: Số vụ án VKS truy tố đúng thời hạn đạt tỉ lệ 100%, vượt 10%; số bị can Viện kiểm sát truy tố đúng tội danh đạt tỉ lệ 99,98% vượt 4,98%.

Thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử 57.410 vụ/111.026 bị cáo, tăng 6% số vụ so với cùng kỳ năm 2022. Thông qua công tác kiểm sát xét xử, đã phát hiện nhiều vi phạm và ban hành 61 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và số kháng nghị được Hội đồng xét xử chấp nhận đạt tỉ lệ 75,5%. Tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự đạt 69,2%, vượt 9,2% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Đã phối hợp với Tòa án tổ chức 5.267 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó có 143 phiên toà truyền hình trực tuyến đến VKS hai cấp; nhiều địa phương đã xác định được rõ mặt hạn chế để tập huấn, bồi dưỡng, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên; nhiều đơn vị triển khai cách làm mới trong việc báo cáo án bằng phương pháp trình chiếu, sơ đồ hóa; chủ động phối hợp với Tòa án, đề nghị cấp ủy địa phương hỗ trợ kinh phí phục vụ hoạt động xét xử, trình chiếu, công bố tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa.

Công tác phòng, chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế: Ngành Kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng tăng cường các biện pháp bảo đảm thu hồi hơn 385.000 tỉ đồng bị thiệt hại, thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án (tăng hơn 380.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, đã phát hiện, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức, liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương, cả trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân, như các vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm một số địa phương.

leftcenterrightdel
 Đại biểu VKS quân sự dự Hội nghị.

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp có những chuyển biến tích cực; bảo đảm hoạt động kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Triển khai Kế hoạch giám sát chuyên đề của Ủy ban Tư pháp về việc chấp hành pháp luật về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và tha tù trước thời hạn có điều kiện; tham mưu cấp ủy xây dựng chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thụ lý điều tra 54 vụ/95 bị can (khởi tố mới 21 vụ/43 bị can), trong đó, có 39 vụ/79 bị can về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp. Tỉ lệ điều tra khám phá các loại tội phạm đạt 75,9% (tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022, vượt 5,9% chỉ tiêu yêu cầu của Quốc hội); tỉ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng đạt 86,8% (vượt 26,8% chỉ tiêu của Quốc hội). Thông qua hoạt động điều tra, đã ban hành 34 kiến nghị yêu cầu cơ quan tư pháp xử lý và phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Các kiến nghị đều được tiếp thu, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ (tăng 41,7%).

Ngoài ra, 6 tháng qua, Ngành cũng đạt được những kết quả tích cực trên các mặt công tác khác như: Công tác hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp hình sự; công tác xây dựng, hướng dẫn thi hành pháp luật; công tác tổ chức cán bộ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đề cao kỷ cương, kỷ luật công vụ; công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật...

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao điều hành thảo luận tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao, đã có 7 ý kiến phát biểu tham luận. Nhìn chung các ý kiến đều nhất trí cao với nội dung báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023 của Ngành; đồng thời phân tích, đánh giá những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót; đề xuất những mục tiêu và biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngành 6 tháng cuối năm 2023.

Các tham luận tập trung vào một số nội dung gồm: Vai trò của VKS trong giải quyết vụ án các đối tượng giết người, tấn công trụ sở UBND hai xã tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk; trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử án hình sự, hạn chế tình trạng án huỷ có trách nhiệm của VKS; nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự, hành chính; công tác hướng dẫn, trao đổi, giải đáp vướng mắc về nhận thức áp dụng pháp luật cho toàn Ngành trong các lĩnh vực; quản lý, xử lý các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ bảo đảm phòng chống oan sai, bỏ lọt tội phạm; biện pháp nâng cao chất lượng công tác việc kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Viện trưởng Lê Minh Trí: Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Ngành

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao ý kiến phát biểu của Thủ trưởng một số đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện trưởng VKSND một số địa phương tại Hội nghị; đồng thời cảm ơn sự nỗ lực đóng góp của toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, Kiểm sát viên trong Ngành đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Ngành đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023. Những kết quả này đã góp phần tăng thêm niềm tin, uy tín của ngành Kiểm sát trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đề cập đến những mặt đạt được cũng như chỉ rõ những nội dung còn tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực công tác của Ngành, trong đó có lĩnh vực giải quyết án dân sự, án hành chính, các vụ việc, vụ án tạm đình chỉ... đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao khẳng định, các đơn vị, VKS các cấp cần chủ động, có giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết đối với các loại án, trong đó có án dân sự, hành chính để làm sao kết quả năm sau phải tốt hơn năm trước và phải đưa nội dung này vào chỉ tiêu để đánh giá thi đua. "Chất lượng công tác của Ngành phụ thuộc phần lớn vào người đứng đầu các đơn vị, VKS các cấp, do đó người đứng đầu cần phải gương mẫu, trách nhiệm, có phương pháp làm việc, năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành và có sự phối hợp để học tập cách làm hay từ các đơn vị khác" - Viện trưởng VKSND tối cao nêu rõ.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 6 tháng cuối năm và thời gian tới, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao đã đề cập đến các nhiệm vụ, định hướng trọng tâm yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Theo đó, các đơn vị, VKS các cấp rà soát chỉ tiêu, yêu cầu công tác trong năm, trong đó có những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; đồng thời đề ra những biện pháp phù hợp để khắc phục, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội và của Ngành.

leftcenterrightdel
  Đồng chí Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

 Bên cạnh đó, toàn Ngành tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; tăng cường hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vụ án, vụ việc trọng điểm, phức tạp dư luận xã hội quan tâm; bảo đảm giải quyết đúng yêu cầu và tiến độ các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. 

Mặt khác, VKS tiếp tục tham gia tích cực, đầy đủ, trách nhiệm trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, lãnh đạo VKS các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; rà soát đánh giá cán bộ để quy hoạch, đào tạo gắn với yêu cầu tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên...

Ngoài ra, theo đồng chí Viện trưởng, để đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội và của Ngành, lãnh đạo VKS các cấp cần chủ động, tích cực, đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án, vụ việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó cần chú ý đến lĩnh vực dân sự, hành chính. Cần thường xuyên và làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan nhưng phải giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm của VKS...

Nhấn mạnh đến vấn đề kỷ luật, kỷ cương trong Ngành, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao cho rằng, những việc mà Ngành làm được đã khó nhưng để giữ gìn những thành quả, uy tín, hình ảnh thì càng khó hơn. Về nội dung này, ngày 27/6/2023, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành KSND.

Chỉ thị được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý, giáo dục công chức, viên chức, người lao động, nêu cao vai trò trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, gương mẫu trong công việc và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ để răn đe, giáo dục. Gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng Ngành, đơn vị và đánh giá cán bộ gắn với kiểm điểm trách nhiệm của người đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. 

Chỉ thị cũng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng VKS các cấp tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không chủ động và thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý, nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Với tầm quan trọng đó, đồng chí Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí yêu cầu người đứng đầu các đơn vị, VKS các cấp cần quán triệt, phổ biến đến toàn thể đội ngũ lãnh đạo, công chức nội dung Chỉ thị này, từ đó góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật và xây dựng ngành Kiểm sát ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Các đại biểu tham luận tại Hội nghị:

leftcenterrightdel
 Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk Lê Quang Tiến phát biểu tại Hội nghị.
leftcenterrightdel
 Viện trưởng VKSND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Thái phát biểu.
leftcenterrightdel
 Viện trưởng Viện cấp cao 3 Nguyễn Đình Trung phát biểu.
leftcenterrightdel
 Viện trưởng VKSND Thành phố Hà Nội Đào Thịnh Cường phát biểu.
leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 4 Lại Anh Tuấn phát biểu.
leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 14 Hoàng Thị Quỳnh Chi phát biểu.
leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 10 Lê Tiến phát biểu ý kiến tại Hội nghị.
Tin: Cao Nguyên; Ảnh: Trần Tùng