leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Thị Kiều Diễm, Phó Vụ trưởng Vụ 9 phát biểu tại hội thảo.

Tham dự buổi hội thảo gồm có TS.Phan Văn Tâm, Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ viêc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10); đồng chí Nguyễn Thị Kiều Diễm, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9); đồng chí Nguyễn Thế Thành, Phó Viện trưởng Viện cấp cao 3; đồng chí Mai Văn Linh, Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng chí Nguyễn Ngọc Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Kiên Giang; đồng chí Vũ Văn Chương, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước; TS.Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đạo tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP HCM; lãnh đạo các Viện Nghiệp vụ - VKSND cấp cao tại TP HCM; lãnh đạo các Phòng thuộc VKSND các tỉnh, thành phía Nam…

Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Văn Khoát cho biết trong những năm qua, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự trong ngành kiểm sát đạt được những kết quả tích cực, đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và đã ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.

leftcenterrightdel
TS.Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường Đạo tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP HCM chủ trì buổi hội thảo. 

Theo TS.Nguyễn Văn Khoát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tham gia phiên tòa hành chính, dân sự của Kiểm sát viên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, nhất là về nhận thức pháp luật; về vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên; về kỹ năng kiểm sát tại phiên tòa làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự.

“Tại hội thảo khoa học này chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp, giải pháp cụ thể để nhanh chóng áp dụng vào thực tế góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Nâng cao vị thế, vai trò của Kiểm sát viên và ngành Kiểm sát” - TS.Nguyễn Văn Khoát nhấn mạnh.

Tại buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Kiều Diễm đã có những đánh giá tích cực về tài liệu “Kỹ năng tham gia phiên tòa dân sự, hành chính theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm của Kiểm sát viên”. Về hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đồng chí Diễm nhận định kỹ năng kiểm sát của Kiểm sát viên ở một số Viện kiểm sát địa phương còn gặp khó khăn. Đối với kỹ năng kiểm sát sau phiên tòa, theo đồng chí Diễm cần chú trọng kiểm sát các quyết định, nêu rõ một số vi phạm mang tính phổ biến mà cấp sơ thẩm thường gặp để lưu ý cho Kiểm sát viên.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Minh Sơn nêu những kỹ năng cần có tại phiên tòa dân sự, hành chính của Kiểm sát viên.
leftcenterrightdel
  TS.Phan Văn Tâm có những đánh giá tích cực về tài liệu lãnh đạo Trường Nghiệp vụ kiểm sát chuẩn bị cho hội thảo.
leftcenterrightdel
Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai trình bày tham luận tại hội thảo. 

Cũng tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Minh Sơn, Phó Viện trưởng Viện 3 - Viện cấp cao 3 cho rằng kỹ năng tố tụng phiên tòa dân sự, hành chính của Kiểm sát viên là cần kiểm sát việc trả lời 4 nội dung: Đơn của tòa án, kiểm sát việc thụ lý, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của hội đồng xét xử của đương sự và những người tham gia tố tụng khác và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Trình bày tại hội thảo, đại diện Phòng 9-VKSND TP HCM cho hay qua thực tiễn Kiểm sát viên thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới có liên quan đến các tranh chấp về dân sự hôn nhân gia đình. Phân loại tập trung vào những vụ việc dân sự cần phải áp dụng nhiều thủ tục tố tụng, dễ phát sinh vi phạm để kiểm sát có trọng điểm, như các vụ tranh chấp đất đai, thừa kế, vay dân sự, hụi…

Kiểm sát viên được phân công kiểm sát bản án, quyết định phải nắm vững các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để xác định đúng đối tượng khởi kiện, người có quyền khởi kiện, người bị kiện, thời hiệu khởi kiện và quan hệ pháp luật tranh chấp, qua đó xác định thẩm quyền giái quyết của Tòa án.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi hội thảo. 

“Quá trình nghiên cứu hồ sơ phải trích cứu đầy đủ quá trình tố tụng, kiểm sát chặt chẽ, phải xâu chuổi được toàn bộ vụ án. Thể hiện trung thực nội dung lời trình bày của đương sự và các tài liệu khác. Khi trích hồ sơ cần xác định đó là tài liệu gốc, bản sao công chứng hay tài liệu phô tô để làm cơ sở xác định giá trị pháp lý của tài liệu đó” đại diện Phòng 9-VKSND TP HCM cho hay.

Phát biểu kết thúc hội thảo, TS.Phan Văn Tâm, Vụ trưởng Vụ 10 trình bày và phân tích những kỹ năng chuyên sâu, chuyên biệt của Kiểm sát viên đối với từng vụ án, vụ việc, đồng thời đánh giá cao về tài liệu chuẩn bị hội thảo của lãnh đạo Trường Nghiệp vụ kiểm sát.

Trân Định - Nguyễn Lánh