Cùng dự Hội nghị còn có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và các đồng chí thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo, năm 2021, do có sự biến động về nhân sự, Ban Chỉ đạo đã tham mưu Viện trưởng VKSND tối cao kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên.
Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2021, ban hành Chương trình công tác số 09/CTr-BCĐ ngày 28/4/2021 để triển khai nhiệm vụ trong toàn Ngành có trọng tâm, trọng điểm. Triển khai thực hiện “Năm đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” theo Hướng dẫn số 01-HD/BDVTW ngày 16/3/2021 của Ban Dân vận Trung ương.
Trong đó tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu các cấp kiểm sát, tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy định trong quản lý nội bộ và quản lý nghiệp vụ, đảm bảo các nguyên tắc tập trung dân chủ trong cơ quan, đơn vị, công khai, dân chủ trong giải quyết các công việc; đồng thời, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nhưng năm 2021, toàn Ngành đã tiếp tục hoàn thành và đã vượt một số chỉ tiêu Quốc hội giao, đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc thực hiện QCDC. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết nội bộ, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
Việc thực hiện QCDC góp phần nâng cao kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, chức vụ, tham nhũng và chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng, kiên quyết đấu tranh, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ, việc thực hiện QCDC trong ngành KSND phải làm sao phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng VKSND các cấp và thủ trưởng đơn vị, góp phần phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Kiểm sát là công bộc của nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngành cũng như những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
|
|
Đồng chí Nguyễn Hải Trâm, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại Hội nghị. |
Về các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 và thời gian tới, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Trâm, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu, sau Hội nghị, bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tiếp thu các ý kiến góp ý để bổ sung và hoàn thiện báo cáo tổng kết cũng như chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của Ban chỉ đạo trong năm 2022.
Trong đó lưu ý, tiếp tục cập nhật, quán triệt, thực hiện nghiêm và hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành về thực hiện QCDC ở cơ sở; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo đơn vị, VKSND các cấp. Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC trong hoạt động của VKSND cần cập nhật các nội dung mới, quy định mới của Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả, trong đó có Quyết định số 09-QĐ/BCĐTW ngày 12/8/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện QCDC ở cơ sở, từ đó tham mưu, đề xuất sửa đổi Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phát huy tính chủ động, tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo; tăng cường kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với các đơn vị trong ngành KSND; xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị toàn Ngành về công tác này.
Ngoài ra, để thực hiện tốt QCDC, thủ trưởng các đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp cần tiếp tục thực hiện trách nhiệm nêu gương, gắn việc thực hiện QCDC với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong Ngành phải luôn nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện QCDC tại cơ quan, đơn vị.