Trong thời gian gần đây, cánh tài xế xe tải cũng như nhiều người dân ở huyện Krông Bông không còn xa lạ với hình ảnh trạm cân tải trọng xe của hộ ông Nguyễn Sỹ Thảo, xã Hòa Lễ và hộ Huỳnh Viết Bình, xã Yang Reh. Đây được xem là mô hình xã hội hóa điểm cân tải trọng xe đầu tiên của tỉnh.

 


Tương tự, hộ ông Huỳnh Viết Bình (xã Yang Reh) vừa đầu tư 350 triệu đồng xây dựng trạm cân phục vụ cho nhu cầu của những người mua bán nông sản trên địa bàn huyện và vùng lân cận. Lái xe Huỳnh Phước Tùng, thôn 2, xã Ea Trul, một khách hàng của ông Bình chia sẻ, do thường xuyên vận chuyển nông sản qua tuyến Quốc lộ 27, đoạn qua địa bàn huyện Cư Kuin – nơi đặt Trạm cân lưu động của tỉnh, trước khi chở hàng đi, anh luôn cho xe hàng đến cân tại trạm cân của ông Bình cho chắc ăn. Theo anh, nếu chở đúng trọng tải quy định, không những giúp tài xế loại bỏ được tâm trạng lo âu, tìm cách né tránh lực lượng chức năng mà còn bảo vệ được phương tiện của mình; trong suốt thời gian qua, anh đã thực hiện hàng trăm chuyến đi an toàn. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày, tại mỗi trạm cân nói trên có khoảng 20 lượt xe tải đến kiểm tra tải trọng; vào thời điểm vụ mùa, con số đó có thể tăng lên từ 2 đến 3 lần. Còn về giá cả cho 1 lần cân xe, ông Bình cho biết, đối với công nông ông thu 30.000 đồng/lượt, xe có trọng tải dưới 3,5 tấn 50.000 đồng, xe từ 3,5 tấn đến dưới 8 tấn là 100.000 đồng và trên 8 tấn là 150.000 đồng.

Việc xuất hiện trạm cân của các hộ dân tại các điểm thu mua hàng đã góp phần giảm không ít thời gian cho lái xe và chủ hàng trong việc “cân đong đo đếm”… Nhưng các tài xế và chủ hàng đều mong muốn, việc áp dụng mức giá cho mỗi lượt cân xe của chủ trạm cân cần có quy định và giám sát từ cơ quan chức năng để vừa bảo đảm hoạt động có lãi của chủ trạm cân vừa công bằng cho chủ xe khi đến cân tại trạm. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể để chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quy định của pháp luật như một đơn vị kinh doanh, tránh tình trạng “đội giá” khi cầu vượt cung, gây khó cho chủ xe và chủ hàng.

 

Theo Báo Đaklak

.