Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất Kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đưa hối lộ và Nhận hối lộ”, xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ (Công ty LanQ) và các đơn vị liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đề nghị VKSND tối cao (Vụ 1) truy tố 23 bị can.

leftcenterrightdel
 Phạm Văn Cách, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm và Nguyễn Mạnh Quyền, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty LanQ (bên phải). 

Nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Đưa hối lộ:

Nguyễn Mạnh Quyền (cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty LanQ);

Lê Văn Tình (cựu Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm);

Phạm Văn Cách (cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm);

Nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Nguyễn Thúy Kim (cựu Kế toán trưởng Công ty LanQ);

Nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội Đưa hối lộ:

Tống Viết Phải (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng);

Nhóm bị can bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ:

Huỳnh Nguyễn Lộc (cựu Viện trưởng Viện y dược học dân tộc TP HCM);

Phạm Văn Chuân (cựu nhân viên Viện y dược học dân tộc TP HCM);

Trương Thị Thu Hương (cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên);

Đinh Thị Mộng Thanh (cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền Tây Ninh);

Cao Hữu Lạng (cựu Trưởng phòng nghiệp vụ, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh);

Nguyễn Thị Hiệu (cựu Trưởng phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tây Ninh);

Nguyễn Văn Trung (cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng);

Nguyễn Duy Thanh (cựu Phó khoa Dược, Trung tâm y tế thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên);

Võ Hùng Mạnh (cựu Trưởng khoa Dược - Vật tư thiết bị y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bình Định);

Lê Phước Nin (cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Bình Định);

Võ Thị Kim Loan (cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bến Tre);

Vũ Thị Ngát (cựu Giám đốc Trung tâm y tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên);

Nguyễn Thị Thúy Bình (cựu Phó Trưởng phòng tổ chức hành chính tài chính kiêm Kế toán trưởng Trung tâm y tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên);

Nguyễn Văn Trịnh (cựu Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, tỉnh Lâm Đồng);

Huỳnh Tiến Dũng (Phụ trách khoa Dược, Bệnh viện Y dược cổ truyền phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum);

Quách Thị Lịch (cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Hưng Yên);

Vũ Đức Thắng (cựu Trưởng khoa Dược, Trung tâm y tế huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên);

Thân Đức Lại (cựu Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang).

leftcenterrightdel
 Một số bị can trong vụ án. 

“Liên minh ma quỷ” 

Theo kết quả điều tra, Công ty cổ phần Y dược LanQ có trụ sở tại TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang). Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động của các bệnh viện, trạm y tế (khám chữa bệnh đa khoa, y học cổ truyền, chuyên khoa phục hồi chức năng và các chuyên khoa khác). Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ thuộc sở hữu của Công ty Y dược LanQ.

Cuối năm 2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư 15 cho phép các cơ sở y tế tư nhân được phép tự lựa chọn đơn vị cung cấp thuốc theo quy định của Luật Đấu thầu. Bị can Nguyễn Mạnh Quyền đã bàn bạc, thống nhất với bị can Phạm Văn Cách (Chủ tịch Công ty Sơn Lâm) vệ việc Công ty LanQ sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung cấp thuốc, Công ty Sơn Lâm phối hợp để là đơn vị duy nhất trúng thầu với giá trúng thầu cao. Sau đó, hợp thức giá thuốc đầu vào, quyết toán với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bắc Giang, chia nhau hưởng lợi.

Thực hiện thỏa thuận trên, Phạm Văn Cách chỉ đạo Lê Văn Tình (Phó Giám đốc Công ty Sơn Lâm) phụ trách công tác đấu thầu phối hợp với Nguyễn Thúy Kim (Kế toán Công ty LanQ) cùng xây dựng giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đưa ra các tiêu chí trong hồ sơ mời thầu tạo tạo lợi thế cho Công ty Sơn Nam, nhờ Công ty cổ phần Dược Nam Hà chi nhánh Nam Định tham gia đấu thầu với vai trò làm “quân xanh” để tránh sự nghi ngờ của cơ quan chức năng nếu bị thanh tra, kiểm tra.

Với sự sắp xếp và dàn dựng trên, Công ty Sơn Lâm là đơn vị duy nhất đủ điều kiện trúng thầu, ký hợp đồng mua bán thuốc với Công ty LanQ. Hai công ty ký hợp đồng mua bán thuốc trị giá hơn 54 tỉ đồng, sau đó ký tiếp phụ lục hợp đồng nâng tổng trị giá lên hơn 64 tỉ đồng.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Sơn Lâm cung cấp được một phần nhỏ giá trị hợp đồng. Sau đó, Nguyễn Mạnh Quyền thống nhất với Phạm Văn Cách liên hệ với Công ty CP Đông dược Hà Nội CQB (trụ sở tại Đình Bảng, TP Từ Sơn, Bắc Ninh do vợ chồng Nguyễn Quang Cường, Phạm Thị Thanh Nhàn quản lý, điều hành) để mua thuốc với giá rẻ hơn nhưng không có hóa đơn chứng từ.

Công ty Sơn Lâm chịu trách nhiệm xuất hóa đơn bán hàng theo giá trúng thầu, lập phiếu xuất kho, cung cấp bao bì nhãn mác cho Công ty LanQ để hợp thức đầu vào cho số thuốc mua của Công ty CQB. Ngoài phần thuế VAT phải nộp cho nhà nước, Công ty Sơn Lâm sẽ được hưởng 18% trên tổng giá trị hóa đơn xuất khống (chưa tính thuế VAT).

Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, từ ngày 26/3/2020 đến ngày 28/4/2021, Công ty Sơn Lâm xuất 100 hóa đơn cung cấp thuốc cho Công ty LanQ với tổng giá trị hơn 55 tỉ đồng.

Sau khi hợp thức đầu vào thuốc, thông qua hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Công ty LanQ làm hồ sơ và được thanh toán số tiền hơn 40 tỉ đồng từ BHXH tỉnh Bắc Giang và của người dân cùng chi trả.

Để hợp thức dòng tiền mau bán hóa đơn khống, Công ty LanQ đã thanh toán cho Công ty Sơn Lâm theo hóa đơn mua bán với số tiền hơn 51 tỉ đồng. Nhận tiền, bị can Phạm Văn Cách chỉ đạo nhân viên giữ lại hơn 7 tỉ đồng (gồm 4,4 tỉ đồng là tiền hàng thực tế và 2,6 tỉ đồng tiền thuế VAT của 100 hóa đơn), còn hơn 44 tỉ đồng rút tiền mặt trả lại cho Công ty Công ty LanQ qua tài khoản của Công ty LanQ hoặc tài khoản ngân hàng của Nguyễn Kim Thúy (Kế toán Công ty LanD).

Về giá trị số thuốc Công ty CQB đã bán cho Công ty LanQ, mặc dù việc mua bán giữa 2 công ty không có hóa đơn, chứng từ, Công ty CQB không thừa nhận, nhưng căn cứ lời khai của bị can, cá nhân liên quan thuộc Công ty Sơn Lâm và Công ty LanQ, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định có việc Công ty CQB bán thuốc cho Công ty LanQ với giá trị 15 tỉ đồng.

leftcenterrightdel
 Bệnh viện Y học cổ truyền LanQ của cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty LanQ Nguyễn Mạnh Quyền. 

Chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng

Cơ quan điều tra xác định, bị can Nguyễn Mạnh Quyền và đồng phạm đã chiếm đoạt được hơn 18 tỉ đồng.

Trong đó, bị can Nguyễn Mạnh Quyền thực hiện hành vi phạm tội với vai trò chủ mưu, cầm đầu, hưởng lợi hơn 18 tỉ đồng; các bị can còn lại thực hiện hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Quyền chưa được hưởng hợi.

Ngoài ra, Nguyễn Mạnh Quyền còn chi tiền hối lộ cho bị can Thân Đức Lại (cựu Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang). Cụ thể, theo quy định “chậm nhất trước ngày mùng 5 của tháng đầu tiên mỗi quý, các cơ sở y tế chốt số liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi BHXH Bắc Giang.

Để được giải ngân sớm và vượt quy định tiền tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, từ quý 1/2017 đến quý 4/2021, bị can Quyền đã chỉ đạo Kế toán trưởng đến gặp, đưa tiền cho Thân Đức Lại.

Việc đưa tiền diễn ra tại phòng làm việc của Lại vào đầu mỗi quý, thường vào ngày 5, 6 các tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm – thời điểm gửi mẫu đề nghị thanh toán cho BHXH, số tiền từ 7-60 triệu đồng/1 quý tại phòng làm việc của Thân Đức Lại. Tổng cộng, cựu Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Giang Thân Đức Lại nhận hối lộ 700 triệu đồng.

Sau mỗi lần nhận tiền, Lại chỉ đạo nhân viên tạo điều kiện, ưu ái cho Công ty LanQ trong quá trình làm thủ tục giải ngân. Nhờ đó, Công ty LanQ được giải ngân tiền tạm ứng sớm, nhiều quý giải được giải ngân khi chưa có biểu mẫu số 12/BHYT của phòng Giám định bảo hiểm y tế và được giải ngân tạm ứng 2 lần và vượt quá 80% so với quy định.

Kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT Bộ Công an nhận định, đây là vụ án tham nhũng trong lĩnh vực y tế, BHXH xảy ra trên nhiều tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp. Hoạt động tội phạm diễn ra từ năm 2015 đến nay mới bị phát hiện nên khó khăn trong việc điều tra, xử lý.

Kết luận nêu rõ:  “các đối tượng đã lợi dụng sơ hở thiếu sót trong quy định về tổ chức đấu thầu và việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện hợ đồng mua bán vị thuốc cổ truyền, dược liệu để thông đồng, cấu kết, dùng thủ đoạn gian dối, tinh vi chiếm đoạt tiền của BHXH.

Ngoài ra, quá trình điều tra còn làm rõ một số cá nhân có thẩm quyền thuộc nhiều bệnh viện, trung tâm y tế đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng mua sắm vị thuốc cổ truyền, dược liệu phục vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT để trục lợi, nhận tiền của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, y học dân tộc và BHXH.

Vũ Phương