Công văn nêu rõ, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021; việc xây dựng báo cáo nhằm đánh đúng thực trạng công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính kể từ khi thực hiện Thông tư liên tịch số 02 và Thông tư liên tịch số 03 ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa VKSND và TAND trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính. 

Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính của VKSND các cấp.

VKSND tối cao đề nghị VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện công tác này, từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/3/2021, theo các nội dung đã được xác định.

Cụ thể, về tình hình chung, cần làm rõ hình khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính trong thời điểm báo cáo (số liệu tăng hay giảm theo từng năm).

Việc nắm thông tin để tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm sát (Chủ yếu qua đơn đương sự gửi hay thông qua việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết gửi kết quả cho VKSND hoặc qua nguồn khác); những thuận lợi, khó khăn; nội dung khác...

leftcenterrightdel
 Các cơ quan chức năng tổ chức bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, báo cáo cần làm rõ kết quả kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính.

Trong tố tụng dân sự, cần nêu rõ tổng số đơn/việc đã tiếp nhận, trong đó: Nguồn đương sự gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Viện kiểm sát; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người tiến hành tố tụng thuộc TAND.

Nguồn cơ quan có thẩm quyền chuyển đơn, yêu cầu Viện kiểm sát tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người tiến hành tố tụng thuộc TAND; tố cáo hành vi của người tiến hành tố tụng thuộc TAND.

Số đơn/việc Tòa án đã giải quyết khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết đến Viện kiểm sát để kiểm sát.

Yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình; yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp dưới.

Yêu cầu Tòa án cùng cấp cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu Tòa án cấp dưới cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Kết thúc kiểm sát, Viện kiểm đã xác định: Số đơn/việc Tòa án giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng, đạt tỉ lệ; số đơn/việc Tòa án giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đúng; số kiến nghị Viện kiểm sát đã ban hành đạt tỉ lệ % số việc được kiểm sát.

Trong tố tụng hành chính (Nội dung báo cáo tương tự trong tố tụng dân sự).

Đối với nội dung đánh giá công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính cần đánh giá ưu điểm (trong đó nêu những kinh nhiệm hay, giải pháp, biện pháp hiệu quả trong công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính đã thực hiện tại địa phương, đơn vị mình).

Bên cạnh đó, cần nêu hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; những khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.

VKSND tối cao đề nghị các VKSND cấp cao, VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo các nội dung trên về VKSND tối cao (qua Vụ 12) trước ngày 30/4/2021. 

Ngoài báo cáo kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, hành chính, VKSND tối cao đề nghị các đơn vị, địa phương thống kê danh sách khiếu nại, tố cáo và kết quả kiểm sát theo mẫu.

P.V