Tham dự khai mạc Cuộc thi, tại điểm cầu VKSND tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và các thí sinh thuộc VKSND tỉnh Thanh Hóa.
Tại 27 điểm cầu VKSND cấp huyện, thành phố Thanh Hóa có sự tham dự của các đồng chí Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, công chức và thí sinh thuộc VKSND cấp huyện và thành phố Thanh Hóa.
|
|
Các đại biểu tham dự khai mạc Cuộc thi tại điểm cầu VKSND tỉnh Thanh Hóa. |
Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi viết, thời gian làm bài là 180 phút, hết thời gian quy định các thí sinh gửi bài thi về hộp thư điện tử của Ban tổ chức.
Đề thi gồm hai phần: Câu hỏi tình huống về việc kiểm sát việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND và thí sinh nghiên cứu, xây dựng dự thảo kháng nghị phúc thẩm dân sự trên cơ sở 1 bản án dân sự giả định do TAND cấp huyện ban hành.
Cuộc thi được tổ chức trực tuyến, với sự tham gia của 237 thí sinh là Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên trung cấp các Phòng 7, 9, 10 thuộc VKSND tỉnh và các thí sinh là Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên nghiệp vụ thuộc VKSND cấp huyện.
|
|
Thi sinh thuộc Phòng 10 VKSND tỉnh Thanh Hóa làm bài thi. |
Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Cuộc thi, đồng chí Lê Văn Đông, Bí thư Ban cán sự, Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh, việc tổ chức Cuộc thi nhằm rèn luyện kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên, nâng cao chất lượng bản Kháng nghị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm đột phá trong lĩnh vực dân sự, hành chính.
Từ đó, có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên, công chức, có biện pháp tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới. Kháng nghị phúc thẩm dân sự là một trong những quyền năng pháp lý của VKSND được quy định trong tố tụng dân sự, là nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, góp phần vào việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình của Tòa án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân được tôn trọng và bảo vệ.
Do đó, việc rèn luyện kỹ năng viết kháng nghị của Kiểm sát viên là việc làm hết sức cần thiết, góp phần xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.