Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 2/1/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao và Kế hoạch số 01/KH-VKS của Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai về công tác của ngành Kiểm sát năm 2023, Phòng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định pháp luật (Phòng 9), VKSND tỉnh Gia Lai đã thực hiện báo cáo án bằng sơ đồ tư duy đối với vụ án dân sự sơ thẩm “Tranh chấp chia thừa kế, yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và yêu cầu tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. 

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên đang trình bày nội dung vụ án bằng sơ đồ tư duy.

Nhận xét, đánh giá về hiệu quả của việc báo cáo án bằng sơ đồ tư duy qua vụ án trên, lãnh đạo, Kiểm sát viên và công chức Phòng 9 nhận thấy rằng: Mặc dù vụ án này có nhiều quan hệ pháp luật đan xen (gồm tranh chấp chia thừa kế, yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy quyết định cá biệt); thành phần đương sự tham gia tố tụng đa dạng và có số lượng tương đối nhiều (17 người, gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng về phía nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập); vụ án có nhiều tình tiết phức tạp (đất được Chính quyền chế độ cũ cấp, sau đó Nhà nước thu hồi, gia đình đương sự làm thủ tục xin lại, được Nhà nước trả lại và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đương sự khiếu nại nên UBND có thẩm quyền thu hồi và hủy giấy chứng nhận, đồng thời cấp lại cho người khác dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện vụ án hành chính,…).

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các sơ đồ vụ án do Kiểm sát viên xây dựng được trình chiếu tại buổi báo cáo án.

Tuy nhiên, việc báo cáo án bằng sơ đồ tư duy được Kiểm sát viên chia thành nhóm như: tóm tắt nội dung vụ án, những người thừa kế theo pháp luật (hàng thừa kế thứ nhất, thừa kế thế vị,…), nhóm nguồn gốc đất và quá trình quản lý, sử dụng đất là di sản thừa kế, làm cho nội dung vụ án được trình bày có hệ thống, logic, trực quan và sinh động hơn, thuận lợi trong việc nắm bắt và định hướng giải quyết vụ án, cũng như việc phát hiện những vi phạm, thiếu sót của Tòa án để kịp thời đề ra yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi phạm, nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án có căn cứ, đúng pháp luật.

Để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, đồng thời để hướng dẫn cho cấp huyện cách xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự, hiện nay, Phòng 9 VKSND tỉnh Gia Lai đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo “Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự” để trình lãnh đạo Viện xem xét cho ý kiến. Đồng thời, đơn vị dự kiến xin ý kiến lãnh đạo Viện để triển khai tập huấn cho Kiểm sát viên, công chức làm công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự trong toàn Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai về quy trình xây dựng xây dựng sơ đồ tư duy vụ án dân sự, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu năm đột phá về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong toàn Ngành Kiểm sát nhân dân theo Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và Kế hoạch của Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai.

Thanh Bình - Minh Nguyệt