Bản tin tuần VKSND thành phố phát sóng chính thức số đầu tiên vào ngày 23/5/2022 đã đáp ứng nhu cầu cơ bản về tiếp nhận thông tin của công chức, người lao động và là kênh thông tin đáng tin cậy để nắm bắt tình hình hoạt động hàng tuần, trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, công tác xây dựng Ngành và các công tác khác của hai cấp VKSND TP Đà Nẵng.
Đồng thời, thông qua bản tin tuần, các đồng chí cán bộ, công chức trong đơn vị học hỏi được thêm kinh nghiệm, cách làm hay, cải tiến của các đơn vị bạn để áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với thực tế của đơn vị mình.
Đây cũng là cơ sở để lãnh đạo đơn vị đánh giá sơ bộ thực tiễn công tác của các đơn vị trực thuộc để có những ý kiến chỉ đạo, điều chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và các công tác khác; kịp thời tìm ra những điểm còn tồn tại, hạn chế, định hướng để các đơn vị đề ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Việc truyền tải báo cáo dưới hình thức video hoàn toàn mới đã góp phần tăng cường hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đơn vị.
|
|
Bản tin video tuần của VKSND TP Đà Nẵng đã trở thành kênh thông tin đáng tin cậy để nắm bắt tình hình hoạt động hàng tuần. |
Việc tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm về viết lời bình và thu thập hình ảnh sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bản tin video tuần trong thời gian tới.
Để bản tin tuần tiếp tục là chương trình thời sự của công chức, người lao động ngành Kiểm sát, là báo cáo trực quan hấp dẫn, phản ánh chân thực, gần gũi hoạt động của hai cấp VKSND TP có thể sử dụng một số giải pháp cụ thể như sau:
Về nội dung lời bình, thứ nhất, do người xem chỉ trực tiếp nghe âm thanh và nhìn hình ảnh lướt qua về những sự kiện nên đòi hỏi người viết lời bình phải giúp cho khán thính giả hiểu rõ nội dung bản tin ngay từ lần nghe đầu tiên. Việc dùng ngôn ngữ cần mang tính toàn dân, dễ hiểu nhất; sử dụng những câu đơn giản và trực tiếp; không nên dùng những cụm “thực hiện kế hoạch của…”, “thực hiện ý kiến chỉ đạo của…” nhằm giúp khán giả không bị xao nhãng, từ đó tiếp cận được vấn đề cần truyền tải.
Thứ hai, chọn đề tài cần viết tin, bài để xác định những nội dung mấu chốt nhất truyền tải đến người nghe, từ đó, chỉ chọn những thông tin quan trọng nhất từ một cuộc họp, một buổi làm việc, một sự kiện, tập trung viết rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn từ trong sáng, tránh trùng lặp để trình bày thông tin chính hay chủ đề chính này trong bài viết.
Thứ ba, cần phải lên trước ý tưởng kĩ càng khi thực hiện phóng sự,...
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu, đầu tư kịch bản để xây dựng phóng sự; chọn lọc hình ảnh tạo hiệu ứng dư luận xã hội tốt (lưu ý về tác phong, trang phục của công chức ngành Kiểm sát); viết tin tổng hợp từ những nguồn tin có nội dung tương đồng nhằm rút ngắn dung lượng, tránh gây nhàm chán; lưu ý bố cục bản tin theo các nhóm hoạt động, công tác; xử lý kỹ thuật, rút ngắn thời lượng chuyên mục “Công tố và Kiểm sát Đà Nẵng” để trình chiếu tại các hội nghị giao ban tuần;…
Thứ năm, khi xây dựng bản tin, các đơn vị phải đảm bảo kỹ thuật, chất lượng về mặt hình ảnh; số lượng từ của lời bình tối đa khoảng 300 từ, nhưng phải đáp ứng đầy đủ các thông tin chính (ai, khi nào, ở đâu, việc gì, như thế nào). Có thể theo dõi mục đếm từ ở góc dưới bên trái của phần mềm word để biết dung lượng bản tin của mình đã quá 300 từ hay chưa, từ đó, có điều chỉnh phù hợp.
Về chất lượng hình ảnh, video, khi xây dựng video bản tin tuần, với thời lượng khoảng 1 phút, các đơn vị phải gửi từ 8 đến 10 video nhỏ (mỗi video quay tầm 10 giây) với các khung hình, góc quay khác nhau. Khi hoàn thiện bản tin tuần, các video nhỏ xuất hiện từ 6, 7 giây/1 video để đảm bảo khi xem bản tin không quá nhàm chán ở một khung hình, lặp hình ảnh….