leftcenterrightdel
Toàn cảnh buổi "Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TP HCM".

Sáng 8/10, TAND TP HCM đã “Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TP HCM".

Theo báo cáo, sau thời gian thực hiện thí điểm, các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại TAND TP HCM và 9 Tòa án quận, huyện đã thụ lý 9.991 đơn, số vụ đưa ra hòa giải đối thoại 6.501, số vụ hòa giải thành 5.189, đạt tỷ lệ 79,8%. TP HCM cùng với Hà Nội, Bình Dương, Khánh Hoà là một trong 4 địa phương đạt tỷ lệ hòa giải cao nhất.

leftcenterrightdel
Trao bằng khen cho những cá nhân có thành tích xuất sắc. 

Lãnh đạo TAND TP HCM cho biết, Chánh án TAND quận, huyện thực hiện thí điểm thường xuyên bám sát hoạt động của các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, kịp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và báo cáo kịp thời đến ban chỉ đạo Tòa án tối cao những vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm hòa giải, đối thoại, nhằm thực hiện quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại.

Ngoài ra, các Đối thoại viên, Hòa giải viên có nhiều tâm huyết đã chủ động, tích cực nghiên cứu nội dung vụ việc xây dựng kế hoạch làm việc với đương sự, tiến hành hòa giải, đối thoại.

Qua hơn 9 tháng thực hiện thí điểm đối mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, việc triển khai thí điểm tại TAND TP HCM và 9 Tòa án quận, huyện được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và kịp thời.

leftcenterrightdel
 

Theo đánh giá của TAND TP HCM, việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế mới về hoà giải, đối thoại tại Tòa án là phù hợp, trong đó nổi bật.

Cụ thể, phát huy ý chí tự do và quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho các bên thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Đây là bước quan trọng để thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngăn ngừa tiêu cực phát sinh, góp phần xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh. Việc hòa giải thành công sẽ giảm tải công việc và áp lực đối với công tác xét xử, tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, đối thoại là phù hợp với xu thế của thời đại, thúc đẩy giao lưu dân sự, phát triển kinh tế. Các khiếu nại hành chính, việc tổ chức đối thoại linh hoạt theo mô hình này sẽ khắc phục được bất cập, nâng cao hiệu quả trong giải quyết các khiếu nại hành chính.

Phương thức này thu hút được lượng ngoài biên chế nhà nước có trình độ chuyên môn, đã được đào tạo, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm để tham gia hòa giải, đối thoại các tranh chấp, khiếu kiện. Kết quả của hoạt động thí điểm góp phần quan trọng để TAND tối cao sớm hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua.

Trân Định - Phi Sơn