Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Phòng 2)  thuộc Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ điều tra, khẩn trương kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo, đồng thời thể hiện bản lĩnh Kiểm sát viên.

Dấu ấn Kiểm sát viên trong những
chuyên án lớn

Năm 2018, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 được khởi tố, điều tra được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, Tổ Kiểm sát viên thuộc Phòng 2, Vụ 5 xác định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước và chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và dư luận xấu về công tác cán bộ. Bởi, trong số các bị can bị khởi tố có Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN; Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang…

Quá trình kiểm sát điều tra, lãnh đạo Vụ 5 đã chỉ đạo Kiểm sát viên Phòng 2 cùng Điều tra viên chủ động đối chiếu hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành để lựa chọn Luật, văn bản dưới luật để sử dụng làm căn cứ pháp lý chứng minh hành vi cố ý làm trái của các bị can trong vụ án. Viện kiểm sát đã ban hành nhiều Bản yêu cầu điều tra, góp phần làm sáng tỏ vụ án và các tài liệu điều tra đã thu thập là các chứng cứ phục vụ việc truy tố, xét xử đối với bị can sau này.

leftcenterrightdel
 Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trần Văn Nam.

Vụ án có 22 bị can (14 bị can bị khởi tố về tội Cố ý làm trái; 9 bị can bị khởi tố về tội Tham ô tài sản). Thông qua việc giải quyết chuyên án quy mô lớn như vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm, các cơ quan thông tấn, báo chí và người tham gia tố tụng tại phiên tòa đều thừa nhận: Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng có vụ án mà các bị can giữ các chức vụ cao trong Đảng và Nhà nước, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo mà thực hiện được thành công từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử trong thời gian ngắn; phiên tòa diễn ra đúng tinh thần cải cách tư pháp, công khai, dân chủ, tranh luận thẳng thắn.

Trong chuyên án Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) và các đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí ” xảy ra tại Công ty CP Licogi 13; Công ty CP tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan là vụ án phức tạp.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng do liên quan đến hành vi phạm tội của Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Nguyễn Hồng Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT và một số cán bộ thuộc Bộ GTVT, liên quan đến sai phạm điển hình về quản lý tài sản của Nhà nước thuộc lĩnh vực ngành Giao thông và thể hiện “Nhóm lợi ích tiêu cực” thông qua chức vụ được giao của người đứng đầu với “lợi ích sân sau” của mối quan hệ “không minh bạch” giữa Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ.

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên công bố cáo trạng tại phiên tòa xét xử Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.

Bằng kinh nghiệm giải quyết một số vụ án lớn, các Kiểm sát viên đã xây dựng được Sơ đồ vụ án và báo cáo tổng hợp, thống kê hành vi sai phạm cụ thể của từng bị can trong vụ án, phân tích rõ ràng số liệu, xác định diện đối tượng còn liên quan để yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố; làm rõ được các phương pháp thực hiện hành vi làm trái của nhóm các bị can thuộc Bộ GTVT và thủ đoạn phạm tội của Đinh Ngọc Hệ, trong đó, điểm nhấn của vụ án này là tìm ra được chứng cứ chứng minh hành vi “câu kết, tạo điều kiện” của Đinh La Thăng giúp cho Đinh Ngọc Hệ mua được quyền thu phí.

Đồng thời, “lột tả” được việc Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm đã thực hiện các hành vi gian dối bắt đầu từ việc lập hồ sơ giả năng lực thông qua pháp nhân của Hệ để tham gia đấu giá đến việc cho giấu việc kiểm soát doanh thu thu phí của Bộ GTVT và các cơ quan chức năng để chiếm đoạt, gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi triệt để tài sản tham nhũng

Chuyên án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và các đồng phạm (vụ án  Trần Văn Minh, Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm về các tội “Vi phạm quy định về quản lý, đất đai” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”); vụ án Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Đà Nẵng xảy ra tại Đà Nẵng đã làm rõ và khởi tố nhiều bị can từng giữ chức vụ lãnh đạo cao của UBND thành phố Đà Nẵng. Trong đó, đã khẩn trương đưa ra truy tố, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm như Cáo trạng của VKS đã truy tố.

leftcenterrightdel

 Kiểm sát viên nhấn mạnh vai trò chỉ đạo của Đinh La Thăng trong vụ án xảy ra tại Dự án

Nhà máy Ethanol Phú Thọ.

Đồng thời, Kiểm sát viên chủ động đề ra yêu cầu xác minh và phối hợp chặt chẽ với CQĐT trong việc áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước.

Tại giai đoạn truy tố, trên cơ sở kết quả điều tra vụ án, đã tham mưu, đề xuất trình Lãnh đạo truy tố thêm hành vi phạm tội của các bị can và tiếp tục ra Lệnh kê biên đối với 5 tài sản, bất động sản thuộc sở hữu của Phan Văn Anh Vũ để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Căn cứ Kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng ở Trung ương kết luận, giá trị của 42 tài sản trên đã được kê biên thu hồi cho Nhà nước là hơn 3.500 tỉ đồng. Các vụ án đưa ra xét xử đúng tiến độ, được Ban Chỉ đạo và lãnh đạo viện đánh giá cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và công tác phối hợp với các cơ quan tố tụng.

Bằng kinh nghiệm giải quyết một số vụ án lớn, Vụ 5 đã xây dựng được Báo cáo tổng hợp, thống kê hành vi sai phạm cụ thể của từng bị can trong vụ án, phân tích rõ ràng số liệu, xác định diện đối tượng còn liên quan để yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố; làm rõ được các nhà, đất công sản liên quan đến Phan Văn Anh Vũ để yêu cầu kê biên thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Còn trong vụ án liên quan Đinh Ngọc Hệ, để thu hồi tài sản cho Nhà nước, sau khi xác định chính xác tội danh và làm rõ bản chất vụ án, Tổ Kiểm sát viên Phòng 2, Vụ 5 đã chủ động yêu cầu Điều tra viên thu thập, xác minh các tài sản đứng tên sở hữu của Đinh Ngọc Hệ để áp dụng các biện pháp kê biên, phong toả bảo đảm thu hồi toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra. Kết quả, Cơ quan điều tra đã ra 09 Lệnh kê biên tài sản và 3 Lệnh phong toả tài khoản đối với các diện tích đất, cổ phần, tài khoản với tổng số tiền hơn 800 tỉ đồng của Đinh Ngọc Hệ.

Truy tố đúng người, đúng tội, không để oan sai

Theo báo cáo tổng kết 10 năm triển khai phong trào thi đua thực hiện Cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” (2011-2021), giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021, Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Phòng 2, Vụ 5) đã thụ lý giải quyết tổng số 23 vụ/141 bị can, đã giải quyết truy tố, xét xử 22 vụ /38 bị can, 100% các vụ án trên đều truy tố đúng người, đúng tội, không có trường hợp nào Viện kiểm sát  truy tố Tòa án xét xử tuyên không phạm tội.

Trong đó, có nhiều vụ án được dư luận quan tâm:  Vụ “Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Dự án  Ethanol Phú Thọ và Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam và vụ viêc việc thuộc giai đoạn II vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính 2 (ALCII); 13 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam; Vụ án Nguyễn Văn Minh cùng đồng phạm xảy ra tại Tổng Công ty SX- XNK Bình Dương TNHH một thành viên (Tổng Công ty SX- XNK Bình Dương).

leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên đối đáp tại phiên xét xử Nguyễn Văn Minh và đồng phạm.

Bên cạnh đó, các Kiểm sát viên được phân công thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố tại phiên toà, bảo vệ được nội dung truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kết quả xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị - pháp luật được dư luận đồng tình, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá cao về chất lượng điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án này.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, Kiểm sát viên Phòng 2, Vụ 5 đã tham mưu trong công tác xây dựng pháp luật, Thông tư. Phòng đã tham mưu cho lãnh đạo vụ; Ban Cán sự đảng và lãnh đạo VKSND tối cao hoàn thành các nhiệm vụ: Chủ trì xây dựng, ban hành Thông tư số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP liên ngành “Quy định, những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế”.

Tham gia tổ giúp việc xây dựng Đề án “Nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng”, do Ban Nội chính Trung ương chủ trì; Tham gia Tổ soạn thảo xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế do Bộ Tư pháp chủ trì.

PV