Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh châu Âu, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc đồng tài trợ, Bộ Tư pháp tổ chức Diễn đàn pháp luật với chủ đề “Công tác thi hành án dân sự trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với mục đích chia sẻ thông tin về công tác thi hành án dân sự (THADS) trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Diễn đàn được tổ chức vào ngày 17/12 tại Hà Nội

Việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án, trọng tài là một phần cơ bản của việc bảo đảm xây dựng một xã hội dựa trên pháp quyền, THADS được xem như là khâu nối tiếp của quá trình tố tụng.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

 Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài chỉ có thể phát huy được giá trị pháp lý khi nó được bảo đảm thực hiện và hiện thực hóa trong cuộc sống. Cùng với đó, THADS đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, củng cố niềm tin của người dân vào tỉnh đúng đắn của pháp luật, công lý.

Thể chế, pháp luật về THADS ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc, ổn định và điều kiện thuận lợi cho hoạt động THADS. Công tác phổ biến, quán triệt, tổ chức thi hành pháp luật THADS ngày càng hiệu lực, hiệu quả; chú trọng đến việc động viên, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Kết quả thi hành án xong về việc, về tiền năm sau cao hơn năm trước và ngày càng thực chất, bền vững. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài cũng được quan tâm thực hiện.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động THADS ở Việt Nam cũng còn những hạn chế và đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thích ứng với điều kiện bình thường mới trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn đang có những tác động, ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phan Chí Hiếu phát biểu tại Diễn đàn.

Tại Diễn đàn, trên cơ sở chia sẻ của các đại biểu về kết quả, những khó khăn, thách thức trong công tác THADS, Bộ Tư pháp cùng với các cơ quan pháp luật và tư pháp Việt Nam mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, đề xuất, kiến nghị cũng như sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức quốc tế, giúp cho các cơ quan của Việt Nam trong hoạch định và thực thi các chính sách về công tác THADS trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định, đến nay, thể chế, pháp luật về THADS ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động THADS.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài cũng được quan tâm thực hiện.

leftcenterrightdel
 Tiến sĩ Nguyễn Kim Sáu, Vụ trưởng Vụ 11, VKSND tối cao phát biểu tại Diễn đàn.

Với vị trí, vai trò đã được khẳng định, công tác THADS luôn là một nội dung được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm chỉ đạo đổi mới, không ngừng hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn quyền lợi ích hợp pháp của mỗi bên theo bản án, quyết định, giữ vững kỷ cương, pháp luật của Nhà nước.

Chính vì vậy, thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp cũng như trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vì ý nghĩa quan trọng này, trong thời gian qua, Việt Nam hết sức quan tâm tới công tác thi hành án dân sự, kết quả thi hành án trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, tỷ lệ thi hành án xong hoàn toàn về việc, về tiền năm sau cao hơn năm trước và luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu Chính phủ và các địa phương giao cho cơ quan thi hành án.

Tại Diễn đàn, các đại biểu tham dự cũng trao đổi, thảo luận về hoạt động THADS với việc đảm bảo thực thi bản án, quyết định và tính nghiêm minh của pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác THADS, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với thi hành phán quyết dân sự…

 

Hà Nhân