Sính ngoại, nhiều bạn trẻ không ngại “yêu là cho” như Tây. Trong khi bản thân lại “mù mờ” về kiến thức sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản là nguyên nhân dẫn đến hệ lụy đáng tiếc.

 

 

Taylor khẳng định, với các bạn nữ vấn đề này ít được đề cập hơn, họ vẫn được gia đình giáo dục phải giữ mình cho đến 18 tuổi. “Thường thì với chúng tôi, chuyện đó chỉ xảy ra với mối quan hệ nghiêm túc. Ngoài ra, khi cả hai phải thật sự hiểu và có tránh nhiệm, hậu quả về những việc mình làm”.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Trưởng bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) chia sẻ, trong khi bạn trẻ chúng ta ào ào “sính ngoại” thì ở nhiều nước tiên tiến lại đang có xu hướng quay về với kiểu yêu “cổ điển”. Họ dành cho nhau những giây phút lãng mạn, những buổi dạo chơi ở đồng quê, tâm sự dưới đêm trăng và “nói không với quan hệ tình dục”.

Theo bác sĩ Ngọc, hiện nay chúng ta chưa có một chương trình giáo dục giới tính toàn diện, bao gồm sự nhất quán của xã hội, gia đình, nhà trường, tôn giáo… Người lớn lại thường né tránh các câu hỏi, thắc mắc của trẻ cho rằng lớn lên rồi biết nên các em phải “tự bơi” tìm hiểu qua bạn bè, qua mạng. Điều này dẫn đến việc “tưởng mình biết nhiều nhưng rất nguy hiểm”, hươu chạy nhưng không đúng đường.

Trước thực tế này, chuyên gia này nhấn mạnh, điều cần làm ngay là giáo dục về sức khỏe giới tính một cách có hệ thống cho trẻ càng sớm càng tốt. Việc giáo dục giới tính không chỉ đưa ra kiến thức về chuyện "quan hệ" mà gồm nhiều khía cạnh liên quan đến văn hóa, đạo đức, thể chất, xã hội, cảm xúc, tâm lý, tâm linh…

“Các nghiên cứu cho thấy, việc được giáo dục về giới tính tốt và sớm giúp trẻ nhận thức rất nhiều về bản thân như sống có trách nhiệm, biết tự bảo vệ mình, không quan hệ tình dục sớm và tự tin hơn”, ông nhấn mạnh.

 

Theo Lê Đăng Đạt

Dan Tri

.