Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã ứng dụng một kỹ thuật mới giúp phát hiện, sàng lọc các vi rút nguy hiểm như vi rút viêm gan B, C, HIV ngay từ giai đoạn mà xét nghiệm thông thường hiện nay không phát hiện ra.

 


Và kỹ thuật NAT phát hiện trực tiếp sự hiện diện của vi rút thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của vi rút (dù lúc này trong máu lượng vi rút còn khá thấp do mới nhiễm) tăng lên nhiều lần và sau đó xác định chính xác vi rút đã nhiễm, cho kết quả có độ nhạy cao.

Từ đó, so sánh với sàng lọc huyết thanh, kỹ thuật NAT giúp rút ngắn giai đoạn cửa sổ đáng kể. Cụ thể với vi rút viêm gan C kỹ thuật huyết thanh học phát hiện từ trên 85 ngày kể từ thời điểm nhiễm vi rút, thì với NAT ở ngày 23 đã phát hiện (rút ngắn được 60 ngày). Tương tự, vi rút viêm gan B sàng lọc huyết thanh phát hiện từ giai đoạn nhiễm trên 60 ngày, với NAT phát hiện từ ngày 34 (rút ngắn được 25 ngày). Với HIV sàng học huyết thanh 21 ngày, thì NAT còn 10 ngay (rút ngắn 10 ngày).

Theo GS Trí, trong giai đoạn cửa sổ, việc không phát hiện được các vi rút nguy hiểm này bằng xét nghiệm thông thường, dẫn đến nguy cơ bỏ sót, máu sẽ không an toàn khi truyền cho người bệnh.

Kỹ thuật NAT là giải pháp bổ sung ngăn chặn nguy cơ lây truyền bệnh, phát hiện sớm trong giai đoạn cửa sổ. Viện Huyết học – Truyền máu là đơn vị đầu tiên trong cả nước chính thức cung cấp tất cả các đơn vị máu, chế phẩm máu đều được sàng lọc bằng NAT.

Tiếp đến, xét nghiệm này sẽ được cung cấp tại các trung tâm truyền máu của BV Truyền máu – Huyết học TP Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy, BV Huyết học – Truyền máu Cần Thơ. Mục tiêu đến năm 2018 kỹ thuật NAT sẽ được xét nghiệm cho tất cả các đơn vị hiến máu trên toàn quốc, nhằm đảm bảo việc cung ứng nguồn máu an toàn cho người dân.
 

Theo Dân trí

.