Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 8/8, Thành phố đã tiêm vắc xin cho 187.587 người. Như vậy, tính từ ngày 22/7 đến hết ngày 8/8, TP Hồ Chí Minh đã tiêm cho 2.295.773 người; trong đó, đối tượng trên 65 tuổi và người mắc bệnh nền đã được tiêm phủ rộng.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, nhiều quận, huyện và TP Thủ Đức đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài; thực hiện nhiệm vụ “chống dịch như chống giặc” theo quan điểm “không ai bị bỏ lại phía sau” và với tinh thần đoàn kết quốc tế, không phân biệt quốc gia, dân tộc; cùng chia sẻ trước thách thức chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19. Tất cả đều vì mục tiêu sớm tạo ra miễn dịch cộng đồng, chiến thắng dịch bệnh COVID-19.

Trong đợt tiêm thứ 6, TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tiêm ba loại vắc xin: AstraZeneca, Moderna và Pfizer. Việc tiêm vắc xin vẫn luôn dựa trên tinh thần tự nguyện, những người đồng ý tiêm sẽ được tiêm. TP Hồ Chí Minh cố gắng đạt mục tiêu bao phủ 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc xin COVID-19.

leftcenterrightdel
 Người dân TP HCM tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Theo thống kê, người từ 18 tuổi trở lên tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 7 triệu người và hiện đã tiêm được 2 triệu liều. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 800.000 người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca trước ngày 30/6 cần phải tiêm mũi 2 vào cuối tháng 8 và khoảng 25.000 người tiêm mũi 1 vắc xin Moderna trước 31/7 cần phải tiêm mũi 2 vào tuần cuối tháng 8; do vậy, TP Hồ Chí Minh đang cần khoảng 5,5 triệu liều vắc xin COVID-19 các loại cho cả mũi 1 và mũi 2 trong thời gian tới.

Dựa trên nhu cầu thực tế, TP Hồ Chí Minh đã gửi văn bản đề xuất với Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất cấp khoảng 5-5,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong tháng 8 này để triển khai trong đợt tiêm lần 6.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 9/8, nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc tại TP HCM đã phấn khởi đi tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.

Theo Đại diện ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Phường 1, quận Tân Bình, địa bàn phường 1 có 2 điểm tiêm là: tại trường Tiểu học Lê Văn Sỹ và Bệnh viện phụ sản Mê Kông. Trong đó, đa số người nước ngoài tại phường được bố trí tiêm chủng tại điểm tiêm trường tiểu học Lê Văn Sỹ.

Tại đây, các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn người nước ngoài tận tình từ khâu điền thông tin cá nhân, hướng dẫn đến các khu vực đo huyến áp, khám sàng lọc và khu vực tiêm… Tính đến này, phường đã có 12/19 người nước ngoài đã được tiêm vắc phòng dịch COVID-19. Đa số người nước ngoài đều cảm thấy vui vẻ, phấn khởi khi được thành phố bố trí cho tiêm chủng như những người dân đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.

Trong một cuộc họp về công tác phòng chống dịch tại TP Hồ Chí Minh gần đây, ông Dương Anh Đức, Phó Chỉ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay các quận, huyện và thành phố đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho cả người dân và người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại TP Hồ Chí Minh.

Trước đó, TP Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Y tế phối hợp với Sở Ngoại vụ cập nhật tình trạng tiêm chủng vắc xin cho người nước ngoài qua cơ quan Lãnh sự quán tại thành phố để tổ chức tiêm chủng phù hợp với số lượng vắc xin của Thành phố.

Theo lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, nếu được cấp đủ vắc xin và đúng tiến độ đề xuất, Thành phố sẽ đảm bảo tiêm đúng mục tiêu đợt 6 này. Ngoài ra, nếu được phân bổ nguồn vắc xin, Thành phố có thể đẩy tiến độ tiêm lên hơn 350.000 mũi/ngày.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số vắc xin Thành phố đã nhận từ Bộ Y tế tính từ ngày 22/7 đến nay là 2.595.490 liều. Với tốc độ tiêm khá cao hiện nay, nếu Bộ Y tế không kịp thời phân bổ vắc xin, dự kiến hết ngày 9/8, Thành phố sẽ đối diện với việc thiếu vaccine để tiêm cho người dân.

Đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong ngày 8/8, Thành phố đã tiêm vắc xin cho 187.587 người. Như vậy, tính từ ngày 22/7 đến hết ngày 8/8, TP Hồ Chí Minh đã tiêm cho 2.295.773 người; trong đó, đối tượng trên 65 tuổi và người mắc bệnh nền đã được tiêm phủ rộng.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, nhiều quận, huyện và TP Thủ Đức đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người nước ngoài; thực hiện nhiệm vụ “chống dịch như chống giặc” theo quan điểm “không ai bị bỏ lại phía sau” và với tinh thần đoàn kết quốc tế, không phân biệt quốc gia, dân tộc; cùng chia sẻ trước thách thức chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19. Tất cả đều vì mục tiêu sớm tạo ra miễn dịch cộng đồng, chiến thắng dịch bệnh COVID-19.

Trong đợt tiêm thứ 6, TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tiêm ba loại vắc xin: AstraZeneca, Moderna và Pfizer. Việc tiêm vắc xin vẫn luôn dựa trên tinh thần tự nguyện, những người đồng ý tiêm sẽ được tiêm. TP Hồ Chí Minh cố gắng đạt mục tiêu bao phủ 70% người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc xin COVID-19.

Bệnh viện hồi sức COVID-19 tăng quy mô lên 700 giường

Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Hồ Chí Minh đã sẵn sàng triển khai giai đoạn 2 với 700 giường bệnh để kịp thời tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Ngày 9/8, báo cáo trong buổi họp giao ban trực tuyến của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh, BSCKII Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Chợ Rẫy), hiện đang kiêm nhiệm công tác tại bệnh viện hồi sức COVID-19 cho biết, từ khi được đưa vào hoạt động đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 1.031 trường hợp bệnh nhân với phần lớn trong số đó là các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện hồi sức COVID-19 được quan tâm đảm bảo nguồn nhân lực với tổng số nhân sự hiện có 1.186 người (bao gồm nhân lực y tế, phụ trợ, hỗ trợ…), trong đó Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia 161 người với 29 bác sĩ (14 bác sĩ hồi sức), các bệnh viện của thành phố cũng đã tập trung nguồn nhân lực rất cao tại đây với 92 bác sĩ, trong đó có 30 bác sĩ chuyên ngành hồi sức, cùng lực lượng bác sĩ đến từ nhiều đơn vị khác.

leftcenterrightdel
 TP Hồ Chí Minh tăng quy mô lên 700 giường tại bệnh viện hồi sức COVID-19

Về vấn đề huy động các nguồn nhân lực, bên cạnh nhân lực hỗ trợ từ Bộ Y tế, Sở Y tế, TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viện đã chủ động liên hệ với các trường có đào tạo khối ngành chăm sóc sức khỏe để huy động sự hỗ trợ từ đội ngũ sinh viên các năm cuối, bác sĩ nội trú để tham gia hỗ trợ.

Theo đó, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ 50 bác sĩ nội trú; Đại học Hồng Bàng, Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ hỗ trợ khoảng 80 sinh viên điều dưỡng năm 3 - 4; đồng thời Sở Y tế cũng huy động các tình nguyện viên để tham gia công tác hỗ trợ tại bệnh viện.

Mai Phong - Thúy Hà