Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Đây là loài cây nhỏ thuộc chi đinh lăng (Polyscias) của họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh và sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.

 

 

Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Đây là loài cây nhỏ thuộc chi đinh lăng (Polyscias) của họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh và sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.nhung-bai-thuoc-hay-tu-cay-dinh-lang
Cây đinh lăng có thể hỗ trợ trị nhiều bệnh, giúp phục hồi sức khỏe.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo” bởi trong dân gian cây Đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng tốt. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ...

Qua nghiên cứu và thực nghiệm của Viện y học Quân đội, kết quả đã xác nhận rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ.

Các bài thuốc trị bệnh từ cây đinh lăng:

- Ngâm rượu bồi bổ sức khỏe: Rễ đinh lăng khô, sao khi đã thu hái không sao tẩm 150gr tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu có độ cồn từ 35-40 độ trong 7-10 ngày. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

- Bài thuốc trị sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau. Ngày thay 2-3 lần cho đến khi hết đau.

- Bài thuốc phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non và già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

- Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

- Bài thuốc trị liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc trị viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc trị thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

- Chữa mất ngủ: Lá đinh lăng tươi ăn sống, nấu canh hoặc cho vào gối để kê ngủ.

- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi với khoảng 200ml nước. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Tuy nhiên, do có dược tính an thần, nên khi sử dụng các bài thuốc có đinh lăng không nên sử dụng lâu dài hoặc liều cao vì dễ gây say, mệt mõi, mơ hồ.
 

Theo NTD

.