Nhiễm độc thực phẩm: Báo động đỏ
Cập nhật lúc 23:46, Thứ sáu, 11/12/2015 (GMT+7)
Tại các phiên thảo luận Quốc hội và HĐND nhiều thành phố, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm « nóng » nghị trường. Rất nhiều ý kiến, đề xuất nêu lên không ngoài mục đích làm sao cho xã hội có được nguồn thực phẩm an toàn không nguy hại. Tòa soạn giới thiệu bài viết của TS Trần Bá Thoại, một chuyên gia trong lãnh vực Nội tiết & Chuyển hóa về vấn đề này. (nguy hại, Báo động đỏ, thực phẩm, sức khỏe, nhiễm độc)
Tại các phiên thảo luận Quốc hội và HĐND nhiều thành phố, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm « nóng » nghị trường. Rất nhiều ý kiến, đề xuất nêu lên không ngoài mục đích làm sao cho xã hội có được nguồn thực phẩm an toàn không nguy hại. Tòa soạn giới thiệu bài viết của TS Trần Bá Thoại, một chuyên gia trong lãnh vực Nội tiết & Chuyển hóa về vấn đề này.
Đôi điều bàn luận
Thức ăn nhiễm độc, đặc biệt nhiễm hóa chất độc, là một vấn đề y tế xã hội nổi cộm hiện nay. Khác với nhiễm trùng thức ăn, nhiễm hóa chất độc hại đã vượt ra khỏi lãnh vực y tế đơn thuần và có xu hướng hình sự.
Gần đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Phải truy tìm chất cấm trong chăn nuôi như truy tìm ma túy” và “phải chặt tận gốc tại khâu buôn bán, nhập lậu chất cấm chứ không chỉ phát hiện chất cấm ở trại nuôi và xử phạt phần ngọn” .
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị: “ Khi kiểm tra phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm, đồng thời thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tên các cơ sở sản xuất, tên sản phẩm vi phạm để người dân không sử dụng các sản phẩm đó, hoặc rút giấy phép lưu hành sản phẩm”.
Là người tiêu dùng cần để ý:
(1) Chỉ mua, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, có thẩm định an toàn vệ sinh như dấu thú y, nhãn mác thực phẩm.v.v…Những đánh giá cảm quan qua màu sắc, hình dáng …chỉ là gợi ý, rất nhiều thực phẩm độc hại có khi lại “hấp dẫn” nếu chỉ dựa vào cảm quan và
(2) Lưu ý đến các độc chất phát sinh trong quá trình bảo quản, chế biến như aflatoxin trong tương chao; các chất acrolein, acrylamide trong đồ ăn chiên rán; trans fat trong thức ăn nhanh; rượu, dấm trong thực phẩm bị lên men…
Theo Dân trí
.