Nhiều trường hợp lạm dụng truyền dịch để hạ sốt, nhưng điều này là vô cùng nguy hiểm và thậm chí có thể tử vong. Vậy trong trường hợp người bệnh bị sốt như thế nào thì mới cần truyền dịch?
 


Bác sĩ Đỗ Thiện Hải - Phó trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, qua theo dõi bệnh nhi mắc bệnh sởi, tay chân miệng... từ tuyến dưới chuyển lên, ông Hải thấy trẻ được chỉ định truyền dịch ở tuyến dưới, nhiều trường hợp được chỉ định truyền dịch như một biện pháp hạ sốt. Trong khi chỉ nên truyền dịch khi bệnh nhân không ăn uống được, nôn nhiều, sốt cao kéo dài dẫn đến mất nước nhiều qua da. Nếu truyền thừa dịch sẽ dẫn đến hiện tượng phù phổi cấp, suy tim cấp, không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong nhanh.

Cũng theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, bác sĩ cần chẩn đoán kỹ để xác định đúng bệnh, nhiều trường hợp vào Bệnh viện Nhi trung ương cùng lúc bị thủy đậu và tay chân miệng, hoặc bị tay chân miệng đã được điều trị khỏi hai tuần rồi lại vào viện do nhiễm tay chân miệng lại. Điều nguy hiểm người lành chủ yếu là người lớn, mang vi rút gây tay chân miệng nhưng không có biểu hiện bệnh và có thể truyền bệnh sang trẻ em trong nhà, ở nhà trường...

Bác sĩ cũng cảnh báo không nên đến thăm trẻ ở bệnh viện khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, bởi đó là nguồn mang bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng làm lây lan bệnh rộng hơn.
 

Theo VnMedia