"Lúc còn nhỏ, tôi nhớ rằng mẹ thường nhường nhịn tôi những thứ ngon nhất trong bữa ăn, luôn cố gắng để tôi có quần áo phẳng phiu, đủ sách vở đến trường và khi bị ốm được các bác sĩ chăm sóc. Lớn hơn một chút, tôi đã hiểu rằng tất cả các bà mẹ đều muốn con mình được khỏe mạnh, phát triển và thành đạt khi chúng lớn khôn", bà Lim Lynette thuộc Tổ chức Save the Children tâm sự.
 


Nhưng những gì mà các bà mẹ phải dành cho con mình đôi khi chưa đủ. Ở những khu ổ chuột những khu vực vùng sâu vùng xa, nơi bản thân các bà mẹ bị suy dinh dưỡng, không được xã hội bảo trợ, không được tiếp cận với dịch y tế và giáo dục thì những gì mà một bà mẹ muốn dành cho con cái họ vô cùng hạn chế.  
 
Hay đơn giản, giấc mơ lớn nhất của người mẹ cho con cái là được sống và phát triển, nhưng tại các nước Đông Nam Á, đó vẫn chỉ là giấc mơ của rất nhiều bà mẹ.
 
Tuy nhiên, điều này không nhằm phủ nhận những bước tiến đã đạt được tại một số nước trong khu vực. Trong báo cáo về tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em State of the World’s Mothers của Save the Children 2014, Singapore tiếp tục đứng thứ 15 trong tổng số 178 quốc gia trên thế giới đứng trên các nước Nhật Bản, New Zealand, Anh và Mỹ. Cả hai nước Campuchia (đứng thứ 132) và Việt Nam (xếp thứ 93) có tiến bộ rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong vòng 15 năm qua; Campuchia giảm tỷ lệ rủi ro tử vong của bà mẹ xuống 2/3 trong khi đó ở Việt Nam tỷ lệ này đã được giảm một nửa. Tại Thái Lan (đứng thứ 72), nguy cơ tử vong trẻ dưới 5 tuổi giảm 40% so với 15 năm trước đây.
 
Mặc dù những thành tựu này rất có ý nghĩa nhưng nó có những mặt trái đó là sự bất bình đẳng về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, có thể là sự phân cấp giữa người giàu người nghèo giữa thành thị và nông thôn. Tại cả hai nước Campuchia và Việt Nam, trẻ em ở những vùng núi và nông thôn có nguy cơ tử vong cao hơn 2,5 lần so với trẻ em thành phố. Mỗi năm khoảng một nửa số 6,6 triệu trẻ em tử vong trên toàn thế giới vì cơ thể các em quá yếu hoặc thiếu dinh dưỡng cần thiết để có thể chống chọi với bệnh tật. Nhiều trẻ em sinh ra bị bé hơn so với tháng tuổi do hậu quả của bà mẹ suy dinh dưỡng, điều này khẳng định sự quan trọng sống còn của dinh dưỡng cho bà mẹ  và bé gái. Tại Campuchia, 40% trẻ em bị thấp còi, phần lớn các em ở nông thôn nghèo. Trẻ em bị thấp còi lúc còn nhỏ sẽ không thể phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần như mong muốn, lại càng làm các em khó thoát khỏi vòng đói nghèo liên miên.
 
Phụ nữ cần được bảo vệ để có con đúng thời điểm cơ thể họ sẵng sàng cho việc mang thai và sinh nở. Một bé gái thành niên mang thai có nguy cơ tử vong cao gấp hai lần một người phụ nữ ở độ tuổi 20 nếu gặp phải sự cố lúc sinh nở. Tại nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, mang thai ở vị thành niên đang gia tăng. Sự thiếu sự giáo dục về sức khỏe tình dục và sinh sản cũng như thiếu các dịch vụ phá thai an toàn khiến các bé gái dễ bị để quan hệ tình dục không an toàn và tìm đến các dịch vụ phá thai phi pháp để giải quyết hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn. Ví dụ, Thái Lan hiện tại có tỷ lệ mang thai ở vị thành niên cao nhất trong khu vực, khoảng 54 trên 1000 số sinh sống, với rất nhiều bé gái khác chọn phá thai bất hợp hợp do nước này cấm phá thai trừ trường hợp bị hãm hiếp hoặc nguy cơ đến tính mạng bà mẹ.
 
Để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, các gia đình, cộng đồng, các tổ chức và chính phủ cần có sự lựa chọn dứt khoát để hỗ trợ và bảo vệ họ. Cần phải đảm bảo rằng tất cả các bà mẹ và trẻ em được tiếp cận với nhân viên y tế, được hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ, được bảo vệ từ lúc sinh cho đến tuổi phù hợp và có thể đi học.
 
Tất cả những gì một người mẹ muốn cho con mình chỉ là sự sống và phát triển. Sắp đến Ngày của Mẹ (ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 – tức ngày 11/5 tới), Save the Children kêu gọi các gia đình, cộng đồng, cơ quan và chính phủ hãy tặng các bà mẹ một món quà tốt nhất mà họ luôn mong muốn: một môi trường hỗ trợ để họ nuôi nấng con cái của mình.  


Theo VnMedia