Việt Nam đang có khoảng 10 triệu người mắc bệnh tan máu bẩm sinh, và mỗi năm có trên 2000 trẻ sinh ra mang gen bệnh này.
 


“Thalassemia hoàn toàn không phải là bệnh mới, bệnh khó mà là bệnh rất phổ biến, nó đã và đang trở thành vấn đề của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, xã hội và tương lai của giống nòi.

Là một căn bệnh chữa được và phòng được, nhưng ở nước ta vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, các hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế lần này không chỉ có ý nghĩa với ngành y tế mà còn như là một “cú huých” để mọi người trong xã hội, các cấp lãnh đạo quan tâm hơn đến Thalassemia.

Nhờ đó để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và hạn chế việc sinh ra những người bị bệnh hoặc mang gen bệnh, cải thiện chất lượng giống nòi dân tộc Việt Nam”, GS Trí nói.

Nhận xét về xu hướng phát triển của căn bệnh này, GS Trí cũng thừa nhận, hiện bệnh đang có xu hướng lan rộng cả về phương diện dân tộc lẫn địa lý, bệnh không chỉ có chủ yếu ở các dân tộc như đã nói trên, hoặc các tỉnh miền núi mà ngay như dân tộc kinh, ở vùng đồng bằng bệnh đang có xu hướng gia tăng.

“Nếu như trước kia dân tộc Kinh tỷ lệ người mang gen bệnh chưa đến 1% (khoảng 0,7%) thì hiện nay con số này đã lên đến 7%. Lý do dẫn đến tình trạng gia tăng trên là sự phát triển kinh tế của cả nước, dẫn đến thu hẹp khoảng các giữa các vùng miền và sự giao thoa giữa các dân tộc với nhau.

Tôi lấy ví dụ như, người dân tộc ở các tỉnh miền núi đi làm ăn, sinh sống và lập gia đình ở các tỉnh đồng bằng, từ đó gen bệnh sẽ ngày càng nhân rộng ra, đó là nguyên nhân vì sao bệnh ngày càng lan rộng”, GS Trí phân tích.

Cuối cùng, khi nói về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, GS Trí cho biết: “Thalassemia như một quả bom nổ nguyên tử, nhưng quả bom này khi nổ nó không phát ra tiếng, bởi vậy nhiều người vẫn còn thờ ơ. Chính vì thế, tôi kêu gọi toàn thể người dân, cộng đồng xã hội hãy chung tay để phòng căn bệnh nguy hiểm này”.

 

Theo khampha.vn

.