Khi bị nhức đầu (đau đầu) người bệnh có thể nhức ở một bên đầu (nhức nửa đầu) hoặc hai bên đầu nhưng cũng có thể nhức ở phía trước trán hoặc phía sau đầu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như thay đổi thời tiết, căng thẳng (stress), tăng huyết áp, uống rượu quá nhiều… Có thể dùng một số thuốc sau để giảm đau trong các trường hợp đau đầu từ nhẹ đến vừa.
 
 
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm (biệt dược) thuốc có chứa cùng hoạt chất paracetamol. Người bệnh cần thận trọng kẻo uống nhiều thuốc có cùng hoạt chất một lúc sẽ gây quá liều dân tới ngộ độc, tổn thương gan…
 
Thuốc giảm đau kháng viêm aspirin
 
Đây cũng là một thuốc hay được dùng trị đau, nhức đầu. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt và chống viêm. Nhưng do thuốc có thể gây hại cho đường tiêu hóa nên không dùng cho những trường hợp loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu. Ngoài ra, đối với người có tiền sử bệnh hen, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận cũng không được dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột...
 
Thuốc kháng histamin cinnarizin
 
Thuốc còn có tên là stugeron, có tác dụng giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não bộ có tác động kháng histamin và phong tỏa kênh canxi, có thể dùng trong điều trị nhức nửa đầu. Thuốc cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình. Tuy nhiên thuốc này cũng gây đau vùng thượng vị (uống thuốc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày). Thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị (tránh những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao).
 
Khi bệnh nhân bị nhức đầu nên dùng thuốc giảm đau, nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. Trường hợp các trường hợp nhức đầu kéo dài dai dẳng, hoặc tái đi tái lại không có nguyên nhân (đặc biệt ở não), nhức đầu xảy ra nặng hơn so với những lần trước hoặc xảy ra sau khi bị chấn thương đầu (bị ngã), bệnh nhân là trẻ em hoặc có những triệu chứng kèm theo không có liên quan tới cơn nhức đầu thông thường như: mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, sung huyết mũi, sốt, nôn, cứng cổ… cần phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân và chữa trị.
 
Theo SK&ĐS