Khi nào cần xét nghiệm theo dõi hạ tiểu cầu, cô đặc máu vì sốt xuất huyết?
Cập nhật lúc 23:20, Thứ năm, 17/08/2017 (GMT+7)
Biến chứng hạ tiểu cầu gây nguy cơ chảy máu; biến chứng cô đặc máu là hai vấn đề bác sĩ lo ngại nhất khi bệnh nhân bị SXH. Trong 7 ngày diễn biến bệnh, người bệnh cần xét nghiệm bắt đầu từ khi nào, trong thời gian ban lâu? ( tiểu cầu, xét nghiệm, cô đặc máu, sốt xuất huyết)
Biến chứng hạ tiểu cầu gây nguy cơ chảy máu; biến chứng cô đặc máu là hai vấn đề bác sĩ lo ngại nhất khi bệnh nhân bị SXH. Trong 7 ngày diễn biến bệnh, người bệnh cần xét nghiệm bắt đầu từ khi nào, trong thời gian ban lâu?
Vì thế, trong theo dõi bệnh nhân SXH bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu để theo dõi nguy cơ biến chứng hạ tiểu cầu và cô đặc máu.
Thường các biến chứng cô đặc máu, hạ tiểu cầu bắt đầu xuất hiện từ cuối ngày thứ 3. Nên những tình trạng nặng có thể xảy từ ngày thứ 4.
Biến chứng tăng thấm thành mạch gây cô đặc máu thường kéo dài 24-48h rồi hồi phục trong khi biến chứng hạ tiểu cầu có thể kéo dài 3-5 ngày mới hồi phục.
Chính vì vậy bệnh nhân thường được khuyên theo dõi công thức máu trong các ngày thứ 4,5,6 để phát hiện các biến chứng này. Nếu có hạ tiểu cầu kéo dài thì có thể phải theo dõi lâu hơn đến khi tiểu cầu máu hồi phục về ngưỡng an toàn.
“Bệnh nhân được khuyên xét nghiệm máu theo dõi tiểu cầu từ ngày thứ 4 bị sốt. Mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên”, BS Cấp nói.
Trong quá trình theo dõi hạ tiểu cầu, nếu tiểu cầu xuống dưới 50 ngàn thì phải vào viện vì lúc này xuất hiện các nguy cơ chảy máu, thậm chí xuất huyết não, chảy máu nội tạng gây nguy hiểm.
Với biến chứng cô đặc máu, người ta lấy ngưỡng HCT bình thường (xét nghiệm những ngày đầu) làm cơ sở, nếu những ngày sau HCT tăng trên 10% thì nên nhập viện.
Nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện đe dọa như li bì (ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, buồn nôn hoặc xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài; Trẻ tự dưng kêu đau bụng có xu hướng tăng; đá ít thì cần đưa đến viện ngay lập tức.
Khi hạ sốt các bậc phụ huynh cũng lưu ý chỉ được dùng hạ sốt paracetamol theo cân nặng, không dùng các loại khác vì có nguy cơ gây chảy máu.
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân SXH, dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần có chế độ ăn nhiều nước, loãng như cháo, súp, nhiều canh.
Đặc biệt cung cấp đủ nước cho cơ thể vừa giúp hạ sốt, vừa giảm nguy cơ bị cô đặc máu. Các loại nước oresol, nước hoa quả, nước dừa, hay đơn giản chỉ là nước rau luộc là quá tốt với trẻ đang bị SXH. Nếu trẻ không uống được, uống nhiều nước lọc cũng rất tốt để giúp hạ sốt.
Cho trẻ ăn thức ăn mềm, cân đối về dinh dưỡng, không cho trẻ uống các loại nước có ga, thức ăn cay, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
Trẻ em, hay kể cả bệnh nhân người lớn, khi bị SXH bắt buộc nghỉ ngơi tại chỗ. Bố mẹ nên ở nhà chăm con để theo dõi các dấu hiệu cần đến khám ngay.
Theo Hồng Hải/Dân trí
.