Chỉ nửa năm sau khi GS Robert Gallo công bố về phát hiện ra HIV, một hãng dược phẩm thông báo đã điều chế được loại thuốc dùng để chống lại HIV - một tốc độ kỷ lục, và năm 1987, thuốc “Retrovir” được thử nghiệm và kiểm chứng đã xuất hiện trên thị trường.
Theo số liệu được công bố, chỉ riêng thị trường thuốc điều trị HIV và AIDS năm 2010 trị giá khoảng 15 tỷ USD, do các tập đoàn khổng lồ của phương Tây như Gilead Science Inc. (40% thị phần), Bristol-Myers, Merck & Co., Pfizer, GlaxoSmithKline… chia nhau (trong khi thuốc chữa lao phổi chỉ vào khoảng 612 - 670 triệu USD).
Các nhà khoa học biết rất rõ về các tác nhân có thể gây tác động hay hủy diệt hệ miễn dịch. Danh sách này không có gì đặc biệt: chế độ dinh dưỡng kém, stress tinh thần, lo âu, sử dụng ma túy và rượu, điều kiện sống cực nhọc… Bây giờ chúng ta so sánh nó với danh sách các nhóm nguy cơ cao đối với HIV và AIDS: người nghiện ma túy, tình dục đồng giới, da màu, người nghiện rượu, trẻ em của những gia đình nghèo…
Lý thuyết về việc hệ miễn dịch suy giảm mạnh do ảnh hưởng của một hay nhiều tác nhân đồng thời chế áp hệ miễn dịch hoàn toàn không mâu thuẫn với các số liệu thống kê. Và nó còn có một ưu thế tuyệt đối so với lý thuyết AIDS: nó giải thích được những trường hợp mà lý thuyết AIDS không lý giải nổi. Tuy nhiên, việc phủ định mối quan hệ giữa HIV và AIDS đe dọa lợi ích của những người được coi là chuyên nghiên cứu về cách phòng chống HIV, nhưng song song với nó, họ đang kiếm được rất nhiều tiền nhờ công việc này.
Theo số liệu được công bố, chỉ riêng thị trường thuốc điều trị HIV và AIDS năm 2010 trị giá khoảng 15 tỷ USD, do các tập đoàn khổng lồ của phương Tây như Gilead Science Inc. (40% thị phần), Bristol-Myers, Merck & Co., Pfizer, GlaxoSmithKline… chia nhau (trong khi thuốc chữa lao phổi chỉ vào khoảng 612 - 670 triệu USD).
Chỉ nửa năm sau khi GS Robert Gallo công bố về phát hiện ra HIV, một hãng dược phẩm thông báo đã điều chế được loại thuốc dùng để chống lại HIV - một tốc độ kỷ lục, và năm 1987, thuốc “Retrovir” được thử nghiệm và kiểm chứng đã xuất hiện trên thị trường. Việc hãng dược phẩm này nhanh chóng có được giấy phép lưu hành loại thuốc hoàn toàn mới (cho dù thời gian này thông thường ít nhất phải là 10 năm) không quá bất ngờ.
Trên thực tế, AZT đã được bào chế trong phòng thí nghiệm của hãng này 20 năm trước khi xuất hiện HIV, và người ta dự định sử dụng nó để điều trị một loại bệnh ung thư. Nhưng rồi họ phải từ bỏ dự định đó, vì thử nghiệm cho thấy AZT tiêu diệt các bệnh nhân nhanh hơn chính các tế bào gây nên căn bệnh ung thư của họ. Vì vậy tên gọi AZT đã được đổi thành “Retrovir” vì mục đích thương mại.
Nhưng HIV, nguồn gốc căn bệnh AIDS, đã hỗ trợ cho tăng trưởng không chỉ của các hãng dược phẩm. Bởi vì tất cả chúng ta đều rõ (nhưng chưa được ai chứng minh) là HIV lây nhiễm qua đường tình dục, và do vậy nhu cầu bao cao su tăng đột biến. Đó không phải là cách tránh thai tiện lợi nhất, cũng không phải là cách tránh thai duy nhất.
Bao cao su có thể không được mua nhiều đến như vậy nếu không được coi là cách duy nhất để bảo vệ chúng ta khỏi AIDS.
Cũng cần nói thêm rằng các hãng bảo hiểm nhân thọ cũng được hưởng lợi từ nguy cơ lây nhiễm AIDS. Nhiều tổ chức từ thiện khác cũng không thể tồn tại nếu không có HIV, ví dụ Trung tâm phòng chống AIDS tại Los Angeles có ngân sách hàng năm khoảng 20 triệu USD.
Nhiều chính phủ cũng khó từ chối quan niệm hiện nay về AIDS, bởi vì trong những năm qua, hàng trăm tỷ USD được các chính phủ chi cho cuộc chiến đấu với “Đại dịch thế kỷ XX” (ví dụ Liên bang Nga đã chi khoảng 50 tỷ USD), nhưng ai dám mạo hiểm thừa nhận rằng tiền đóng thuế của nhân dân đã bị ném qua cửa sổ theo gió? Và khi những người có thế lực quan tâm tới điều gì đó, thực trạng của nó không còn đáng chú ý nữa.
HIV thúc đẩy giá cổ phiếu các tập đoàn dược phẩm danh tiếng và việc bán cổ phần chứng khoán của chúng, HIV giúp tổ chức các galla nghệ thuật với lợi nhuận hấp dẫn, HIV tăng tốc sản xuất và kinh doanh bao cao su, HIV gia tăng doanh thu bảo hiểm nhờ ký kết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… Chẳng lẽ như thế vẫn chưa đủ sao?
Theo Nguoiduatin.vn