Việc tái sử dụng chai, hoặc lọ nhựa là một cách giúp bạn tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc thiếu kiến thức và thông tin thì việc làm này rất có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.

 

Vi khuẩn gây bệnh và chất hóa học độc hại trong chai nhựa tái sử dụng nhiều lần 

 

Dùng hết một chai nước khoáng hay nước ngọt, rồi lại bơm nước trở lại để biến nó thành một chai đựng nước hàng ngày, chắc hẳn bạn đã làm việc đó ít nhất 1 lần trong đời? Có vẻ là một ý tưởng thông minh và thân thiện với môi trường, việc bạn đang làm không hề tốt cho sức khỏe. 

 

Không nên bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần. Nguồn: Internet
Không nên bơm nước lại những chai nhựa để tái sử dụng nhiều lần. Nguồn: Internet

 

Bạn nghĩ rằng một chai nước, nó chỉ chứa nước sạch và như vậy thì không có lý do gì để bị bẩn? Thật đáng tiếc, điều này là một ý tưởng sai lầm, đặc biệt, đối với những chai nước làm từ nhựa được thiết kế để sử dụng chỉ một lần.
 
Không có một công ty sản xuất nước đóng chai và chuyên gia nào khuyên người tiêu dùng nên tái sử dụng những chai nhựa của họ. Đó là bởi vì mỗi lần nạp nước trở lại và quá trình sử dụng hàng ngày, chắc chắn sẽ gây ra những sự cố vật lý tác động lên chai.
 
Bạn cũng không thể giữ cho chúng khỏi những vết lõm và nứt dù cố gắng đến mấy. Đó là khi rủi ro sức khỏe lộ diện. Bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với hai tác nhân nguy hiểm từ chai nhựa: hóa chất độc hại và vi khuẩn.
 
Vi khuẩn đang được những chai nhựa nuôi dưỡng
 
Các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary trong một nghiên cứu đã thu thập 76 mẫu nước đến từ chai của học sinh tiểu học. Trong đó nhiều chai nước thuộc loại đã được tái sử dụng nhiều lần.
 
Họ phát hiện ra rằng gần 2 phần 3 số mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống. Những chai nhựa cung cấp nơi sinh sản hoàn hảo cho vi khuẩn, Cathy Ryan, một trong những nhà nghiên cứu ghi chú.
 
Cô nói: “Vi khuẩn sẽ phát triển nếu chúng ở trong một điều kiện thích hợp”. Chẳng hạn như chất dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ, “chai nhựa có tất cả những yếu tố này”. Những hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng tạo ra những vết nứt, đây là chiếc tổ hoàn hảo cho vi khuẩn.

 

Vi khuẩn tìm thấy trên cổ chai nhựa sử dụng liên tục sau 1 tuần có khả năng gây bệnh cho người trưởng thành. Nguồn: Internet
Vi khuẩn tìm thấy trên cổ chai nhựa sử dụng liên tục sau 1 tuần có khả năng gây bệnh cho người trưởng thành. Nguồn: Internet

 

Kết quả thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ chai nhựa được sử dụng liên tục trong một tuần mà không rửa chỉ ra rằng quần thể vi khuẩn này chứa cả những tác nhân có thể khiến người trưởng thành bị ốm, tương đương ngộ độc thực phẩm. Richard Wallace, bác sĩ y khoa đến từ Đại học Y tế Texas nói: “Chúng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy”.
 
Chai nhựa sinh ra chất hóa học độc hại
 
Chai nhựa sử dụng một lần không được thiết kế để có thể tái sử dụng nhiều lần. Chất liệu của chúng sẽ hao mòn từ những vết xước, kéo theo các chất hóa học rò rỉ ra nước uống của bạn. Thêm vào đó, bạn nghĩ sử dụng chất tẩy rửa và nước ấm có thể đánh bại được quần thể vi khuẩn đang phát triển trong đó? Việc này, mặt khác, lại làm suy giảm chất liệu của nhựa và tăng khả năng thẩm thấu hóa học.
 
Một chất hóa học nguy hại được phát hành từ những sản phẩm nhựa tái sử dụng, bao gồm cả những chai nước, là Bisphenol A (BPA). Đây là một chất hóa học tổng hợp có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống hooc-môn của cơ thể.

 

Các chai nhựa đều chứa một chất hóa học độc hại mang tên BPA. Nguồn: Internet
Các chai nhựa đều chứa một chất hóa học độc hại mang tên BPA. Nguồn: Internet

 

Nên làm gì với những chai nhựa ?
 
Mặc dù có những nguy cơ tương đối rõ ràng đối với việc tái sử dụng chai nhựa, bạn có thể làm điều này một vài lần trong thời gian ngắn. Điều kiện là phải đảm bảo chúng được rửa sạch thường xuyên với xà phòng và nước ấm (tránh rửa bằng nước nóng, vì điều này khiến các chất độc giải phóng với tốc độ đáng kinh ngạc – gấp 55 lần so với bình thường). Như đã nói, điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn bên trong chai nước bạn uống.

 

Bình thép không gỉ . Nguồn: Internet
Bình thép không gỉ . Nguồn: Internet

 

Các chuyên gia khuyên nên mua loại chai nhựa không chứa BPA hoặc có điều kiện thì hãy sử dụng bình thép không gỉ hoặc là chai thuỷ tinh có khung bảo vệ. 
 
Thuỳ Hương (t/h)