Dùng điện thoại kiểu này là bạn đang tự làm mình bị mù - hãy lưu ý để loại bỏ ngay!

Dùng điện thoại di động ngày càng trở thành
Dùng điện thoại di động ngày càng trở thành "bạn thân" của rất nhiều người
 
Điện thoại di động, máy tính bảng là những thiết bị điện tử thông minh càng ngày càng trở thành "bạn thân" của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
 
Với những ứng dụng vượt trội trên thiết bị này khiến người đọc gần như dành toàn bộ thời gian nhiều nhất có thể của mình để sử dụng chúng.
 
Thậm chí, kể cả khi ngủ họ cũng "ôm" theo chiếc điện thoại và có thể đọc hàng giờ đồng hồ liền trong bóng đêm. Đáng tiếc rằng, việc "nghiện" sử dụng điện thoại kèm với việc thiếu ý thức gìn giữ sức khỏe dẫn đến những tác hại không nhỏ đối với đôi mắt và hệ thần kinh.
 
Dùng điện thoại trong bóng tối có thể gây mù mắt
 
Các chuyên gia nhắc nhở rằng, sử dụng điện thoại trong bóng tối vào ban đêm sẽ dẫn đến tăng áp lực nội nhãn vì ánh sáng mạnh với cường độ lớn trực tiếp chiếu vào mắt, gây tăng nhãn áp ở góc mắt.
 
Bệnh này nếu không biết để ngăn ngừa sẽ gây tổn hại cho thần kinh thị lực, triệu chứng này kéo dài sẽ gây nên mù mắt vĩnh viễn với tỉ lệ rất cao.
 
Các chuyên gia nhắc nhở mọi người cần lưu ý điều chỉnh độ tương phản của màn hình phù hợp với mắt theo hướng hài hòa dịu nhẹ.
 
Sử dụng điện thoại vào ban đêm nên bật đèn ở phía sau lưng với mức độ ánh sáng vừa phải, không có sự chênh lệch quá lớn giữa ánh sáng màn hình điện thoại và ánh sáng phòng. Nếu điện thoại của bạn có chế độ màn hình ban đêm (night) thì bạn nên sử dụng để tăng cường bảo vệ mắt. Hiện tượng mù mắt tạm thời không còn là cá biệt, không chỉ là lời cảnh báo, mà nó đã trở thành hiện thực.
 
Cách dùng điện thoại tốt nhất
 
Hạn chế các cuộc gọi quá lâu bằng điện thoại di động
 
Đàm thoại quá lâu qua điện thoại di động sẽ làm tăng tiếp xúc tín hiệu vô tuyến phát ra từ thiết bị với não người, thậm chí một cuộc gọi 2 phút cũng làm biến đổi hoạt động điện não. Vì vậy, bằng việc giảm thời gian sử dụng ĐTDĐ và dành cho việc sử dụng khi cần thiết, người dùng có thể giảm tác động tới não.
 
Sử dụng tai nghe để tăng khoảng cách giữa điện thoại và đầu của bạn
 
Cách tiếp cận tốt nhất để sử dụng điện thoại di động là tăng khoảng cách giữa người dùng và sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại. Khi đàm thoại, nên để điện thoại ở chế độ loa ngoài.
 
Sử dụng nhắn tin nhiều hơn là gọi điện cũng là cách để tránh điện thoại tiếp xúc gần đầu người. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc nhắn tin. Khi nhắn tin, gửi mail,… nên giữ điện thoại cách xa cơ thể người.
 
Nên để điện thoại trong cặp (túi xách), tránh xa khỏi cơ thể. Giữ điện thoại cách xa khi bấm số kết nối. Vì lúc đó điện thoại sử dụng bức xạ nhiều hơn so với thời gian đàm thoại. Vì vậy, hãy nhìn vào màn hình đến khi cuộc gọi được kết nối mới đưa lên nghe.
 
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đàn ông để điện thoại trong túi quần có thể giảm tới 30% số lượng tinh trùng. Vì vậy, cần giữ điện thoại tránh xa khỏi tất cả các bộ phận quan trọng của người (tim, gan,…)
 
Đứng một chỗ khi gọi điện thoại di động
 
Nếu bạn vừa gọi vừa di chuyển, bức xạ nhiều hơn sẽ được phát ra vì điện thoại cần giữ cho liên lạc luôn được kết nối khi người dùng di chuyển. Điều này bao gồm cả đi bộ và đi trên xe. Khi người dùng di chuyển, điện thoại tiếp tục quét để giữ được kết nối khi vị trí thay đổi.
 
Tắt điện thoại khi không sử dụng
 
Điện thoại di động khi ở chế độ chờ vẫn phát ra bức xạ, chỉ có tắt chúng đi thì bức xạ mới chấm dứt. Vì vậy, khi không cần dùng nên tắt điện thoại đi.
 
Theo khỏe&đẹp/phunutoday 
.