Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
Cập nhật lúc 17:22, Thứ ba, 02/08/2011 (GMT+7)
Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm và bà bầu cần biết cách nhận biết sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm và bà bầu cần biết cách nhận biết sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này.
Tử cung hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản của người phụ nữ, khi mang thai thì bào thai sẽ phát triển tại đó. Tử cung có 2 vòi hai bên, gọi là vòi trứng, nối với 2 buồng trứng hai bên, là nơi trứng sau khi thụ tinh (kết hợp với tinh trùng của người nam) sẽ đi ngược vào lòng tử cung để phát triển thành thai. Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như vòi trứng bị hẹp hay tắc, hoặc do trứng di chuyển chậm hơn bình thường, trứng đã thụ tinh sẽ nằm lại bên ngoài tử cung và phát triển tại đó, khi đó có tình trạng thai nằm ngoài tử cung (gọi tắt là thai ngoài tử cung).
Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.
Vậy làm thế nào để thai phụ nhận biết sớm được dấu hiệu mang thai ngoài tử cung? Dưới đây là những dấu hiệu chính bà bầu nên biết:
|
Nạo phá thai quá nhiều tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa) |
- Đau đầu dữ dội
- Chuột rút một bên
- Đau bụng dưới
- Đau lưng dưới
- Chảy máu âm đạo
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Đau vai
Nguyên nhân của chứng mang thai ngoài tử cung
Một số yếu tố về sức khỏe sinh sản của phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mang thai ngoài tử cung. Đầu tiên phải kể đến bệnh viêm vùng chậu – là một trong những yếu tố hàng đầu gây mang thai ngoài tử cung. Các nguyên nhân khác bao gồm: đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng trước đó (bao gồm cả trường hợp thắt ống dẫn trứng), đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai, ống dẫn trứng có vấn đề bất thường bẩm sinh, hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều trước khi mang thai…
Bên cạnh đó, những người bị tắc hẹp vòi trứng, nạo phá thai thường xuyên, bị mổ ở vùng bụng cũng có thể làm thay đổi hướng đi của vòi trứng gây ra thai ngoài tử cung.
Chuẩn đoán mang thai ngoài tử cung bằng cách nào?
- Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ cho kết quả là có thai.
- Siêu âm vùng bụng sẽ thấy có khối bên cạnh tử cung nhưng không thấy thai trong lòng tử cung dù xét nghiệm máu (hay nước tiểu) cho kết quả có thai. Tuy nhiên, siêu âm có thể thấy tình trạng chảy máu trong ổ bụng.
- Có khi bệnh nhân được đề nghị làm thủ thuật chọc dò ổ bụng qua ngã bụng hoặc qua ngã âm đạo để kiểm tra xem có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay không.
Có thể nhầm thai ngoài tử cung với bệnh lý gì?
|
Có thể nhầm lẫn thai ngoài tử cung với sảy thai. (Ảnh minh họa) |
Thai ngoài tử cung có thể lầm với những trường hợp bệnh lý sau đây:
- Rong kinh hay rối loạn kinh nguyệt: đây là trường hợp thường gặp nhất
- Có thai giai đoạn sớm: cũng có thể bị ra máu và đau ít hay đau nặng vùng bụng dưới. Có thai ở giai đoạn quá sớm khi siêu âm cũng sẽ không thấy được túi thai trong lòng tử cung, tương tự như hình ảnh siêu âm của thai ngoài tử cung.
- Dấu hiệu sảy thai: cũng có tình trạng đau bụng và chảy máu âm đạo.
- Thai lưu ở giai đoạn sớm sẽ có tình trạng ra máu dây dưa kéo dài, khi sắp bị sảy tự nhiên cũng có đau bụng.
- Bệnh lý của các cơ quan khác trong ổ bụng (tùy thuộc vị trí thai ngoài tử cung bám vào hoặc gây đau).
Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?
Nếu mang thai ngoài tử cung không bị vỡ và kích thước dưới 3,5 cm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc methotrexate. Loại thuốc này sẽ được tiêm và gây ra sảy thai.
Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, phẫu thuật là phương pháp cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng hoặc mổ nội soi để lấy khối thai ra.
Theo eva