Đái tháo đường liên quan tới vệ sinh răng miệng
Cập nhật lúc 00:05, Thứ năm, 09/06/2011 (GMT+7)
So với trước đây, con người ngày nay ăn uống nhiều hơn, đặc biệt là các chất đạm, đường, béo… Tuy nhiên, do không chú ý rèn luyện sức khoẻ nên tỷ lệ bị mắc các chứng bệnh, đặc biệt là đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng tăng cao. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
So với trước đây, con người ngày nay ăn uống nhiều hơn, đặc biệt là các chất đạm, đường, béo… Tuy nhiên, do không chú ý rèn luyện sức khoẻ nên tỷ lệ bị mắc các chứng bệnh, đặc biệt là đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng tăng cao.
|
|
Các chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng, vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của người mắc bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy, những người mắc bệnh này khi thấy việc khống chế lượng đường huyết không hiệu quả lắm thì hãy nên đi bệnh viện để khám răng miệng, xem có bị viêm răng lợi không.
Chẳng hạn, có một phụ nữ gần 60 tuổi ở Vũ Hán, Trung Quốc, bị mắc bệnh ĐTĐ đã 6 năm. Mặc dù vẫn uống thuốc đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nhưng lượng đường trong máu vẫn cao. Bà đi khám bệnh và được phát hiện có hai chiếc răng sâu. Khi được bác sĩ khuyên nên nhổ răng sâu để có thể khống chế được lượng đường trong máu, bà liền quyết định nhổ và không bao lâu sau lượng đường trong máu đã giảm trông thấy.
Tào Chính Quốc, phó giáo sư thuộc Bệnh viện Nha khoa của Trường Đại học Y khoa Vũ Hán, cho biết, bệnh ĐTĐ và viêm răng có liên quan với nhau. Bị bệnh ĐTĐ có thể dẫn tới viêm răng, và viêm răng cũng có thể dẫn tới bệnh ĐTĐ. Những người già mắc bệnh ĐTĐ cũng thường bị viêm răng và viêm nha chu. Trong miệng luôn có hàng trăm loại vi khuẩn, trong đó có những loại vi khuẩn có thể sản sinh độc tố. Những độc tố này sau khi đi vào máu sẽ phá hoại sự hình thành insulin, khiến cho lượng đường trong máu tăng lên.
Phó giáo sư Tào cho biết, khi những người mắc bệnh ĐTĐ bị sâu răng, mà nhất là chân răng mưng mủ, lượng đường trong máu thường sẽ tăng lên, lại khó khống chế được ở phạm vi bình thường. Người bệnh ngoài việc phải chú ý uống thuốc để khống chế lượng đường huyết, còn cần phải chú ý vệ sinh răng miệng. Tùy theo tình hình thực tế của bản thân để quyết định đến bệnh viện chữa viêm răng miệng, đồng thời đi khám răng định kỳ.
Theo SK&ĐS