leftcenterrightdel
Bác sĩ thăm khám cho sản phụ Lương Thị Đ. 

Sản phụ Lương Thị Đ., 40 tuổi (Lâm Bình) mang thai 34 tuần, nhập viện cấp cứu khi có dấu hiệu đau bụng dữ dội, không thể nằm ngửa, da xanh, có phản ứng thành bụng, có tiền sử mổ đẻ cũ… Qua tiến hành thăm khám và dựa trên hình ảnh siêu âm cấp cứu tại giường, các bác sĩ trực cấp cứu khoa Phụ sản đã khẩn trương mời các bác sỹ trực lãnh đạo, trực trưởng phiên, trực khối ngoại và khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức hội chẩn cấp cứu. Kết quả chẩn đoán, sản phụ bị vỡ tử cung trên vết mổ đẻ cũ, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu ngay.

Tiên lượng đây là ca bệnh rất nặng, nguy cơ chảy máu dẫn đến tử vong là rất cao. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành làm các xét nghiệm cơ bản, đồng thời phối hợp với khoa Huyết học - Truyền máu chuẩn bị đầy đủ nguồn cung ứng máu, nhân lực để xử lý. Sản phụ được chuyển ngay đến khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức để phẫu thuật cấp cứu.

Ca phẫu thuật đã cứu được 1 bé trai nặng 2.100 gram và đã đưa bé đến phòng Đơn nguyên sơ sinh của khoa Nhi để được chăm sóc đặc biệt. Sau mổ, sức khỏe sản phụ đã ổn định, vết mổ khô, tiếp tục được điều trị, chăm sóc và theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Theo bác sỹ CKI Phạm Thị Lan Hương, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Rau cài răng lược đối với trường hợp sản phụ Đ. là rất nguy hiểm vì là trước đó sản phụ đã mổ đẻ 1 lần. Nếu không được các Bác sỹ có trình độ chuyên môn cao và có kinh nhiệm phẫu thuật cấp cứu kịp thời, thì nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé rất cao.

Bác sĩ  Hương cũng khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản để khám thai định kỳ và tuần thủ đúng theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ, khi phát hiện thai có rau tiền đạo cần được siêu âm Doppler màu (hoặc Chụp cộng hưởng từ) để phát hiện rau cài răng lược.

Lê Sử