(BVPL) - Một thực tế đáng buồn, khi mà chưa đến mùa mưa lũ mà tình trạng trẻ em nước ta bị đuối nước ngày càng tăng. Cái chết của 3 em nhỏ ở TP Đồng Nai hôm 23/3 vừa qua một lần nước gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ.

 
 
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn từ sự thiếu quản lý, giám sát chặt chẽ của gia đình và địa phương. Phần lớn trẻ đuối nước do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh. Bố mẹ các em mải đi làm, không có thời gian quản lý, dẫn tới các em tự động rủ nhau đến gần hồ nước, sông ngòi chơi đùa.
 
Nhận thức chung của người dân về tai nạn đuối nước trẻ em chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ bị tai nạn này của người dân còn kém. 
 
Ngoài ra, bản thân trẻ nhỏ không biết bơi nhưng hay chơi gần sông, suối. Do đặc tính hiếu động của trẻ nhỏ, cộng thêm sự hiếu kì, nên có rất nhiều em tuy không biết bơi nhưng lại thích chơi gần sông, hồ… Chính lý do này đã dẫn đến tai nạn hy hữu, hết sức thương tâm xảy ra.
 
Tăng cường biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em
 
Mùa nóng đang đến gần, khi mà nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em trong dịp nghỉ hè rất lớn. Do vậy, để đảm bảo cho các em có thể tự bảo vệ bản thân, vui chơi an toàn. Từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cùng các cơ quan chức năng đã triển khai chương trình dạy bơi cho trẻ em vào chương trình học, dạy kỹ năng sống và kỹ năng ứng phó an toàn dưới nước.
 
Với gia đình có trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên hạn chế sử dụng chum, vại, chậu, xô có nước làm mối nguy hại tiềm ẩn với trẻ nhỏ. 
 
Cần có sự tăng cường sự phối hợp của các cấp, ngành liên quan, tuyên truyền về phòng chống đuối nước trẻ em. Thiết nghĩ, hơn hết lúc này, sự quan tâm, chăm sóc từ chính gia đình các em chính là biện pháp an toàn, đảm bảo sự sống còn của trẻ.
 
Thúy Mùi