Ăn chay có thực sự tốt?
Cập nhật lúc 09:38, Thứ tư, 07/05/2014 (GMT+7)
Ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe, điều hoà thức ăn hàng ngày để tạo cân bằng năng lượng, là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu ăn chay không đúng phương pháp không những không có lợi mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ăn chay thế nào là đúng phương pháp?
Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần yếu và tạo ra một số năng lượng cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không qúa ít để bị suy nhược. Do đó, ăn chảy phải đảm bảo năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn chay đúng phương pháp phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản sau:
Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gây bệnh như thiếu các loại vitamin A, B2, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thư ruột và dạ dày. Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12.
Ăn các loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hoá. Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nằm ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp.
Ăn vừa phải: Điều này có nghĩa là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.
Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng. Vì thế yếu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết.
Những loại đồ ăn, thức uống không nên dùng khi đói:
- Quả hồng, táo đen, cà chua: Ba loại quả đó chứa nhiều chất axits và keo quả, khi vào dạ dày gặp chất chua nồng độ cao (do đói), sẽ hình thành sỏi dạ dày khó tan, có thể gây loét dạ dày.
- Khoai lang: Khi đối, sau khi ăn khoai lang có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, dễ bị ợ chua.
- Quả quýt: Trong quả quýt có chứa nhiều lượng đường và axits hữu cơ, sợ kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến đầy bụng, ợ chua, gây rối loạng chức năng của dạ dày, đường ruột.
- Sơn trà: Nhiều chất chua có trong quả sơn trà sẽ có thể gây đau dạ dày nếu bạn ăn trong lúc đói.
- Quả vài tươi: Ăn nhiều vải tươi khi đói, lượng đường vào cơ thể cao sẽ gây nguy hiểm cho dạ dày, cơ thể.
- Uống chè đặc: Khi bụng đang đói mà uống nước chè đặc sẽ gây “say chè”, khiến cho người ta cảm tháy tim đập loạn nhiệp, chóng mặt, tay run, bủn rủn, thậm chí bắp thịt bị rung.
- Uống rượu: Uống rượu khi đói, đặc biệt là rượu mạnh sẽ dễ bị trúng độc rượu cấp tính, gây nôn đau dạ dày, thậm chị bị choáng.
Theo VnMedia