Tục truyền ở một bản nọ trên núi Mẫu Sơn, có một chàng trai, con một gia đình nghèo người dân tộc thiểu số, rất khôi ngô tuấn tú lại có sức khoẻ và trí thông minh hơn người. Chàng không những có tài đàn hát dệt vải ,dựng nhà, làm cày bừa, tên nỏ lại hay giúp đỡ thương người nên được dân bản vô cùng yêu mến.
 
Mỗi khi dân bản mở hội hoặc có việc vui, chàng đều được triệu mời đến đàn hát hoặc kể chuyện cho bà con nghe. Nghe chàng đàn hát, người đang đốn cây không thể không dừng rìu, người đang gùi nước không thể không dừng chân nghe ,người đang lên rẫy cũng ngẩn ngơ không muốn bước. Các cô gái không ít người thầm yêu trộm nhớ tơ tưởng cùng chàng kết tóc xe duyên .
 
Nhưng chàng là người có trí lại ham hiểu biết, luôn có ước vọng được đi nhiều nơi để mở rông tầm nhìn, học hỏi được nhiều điều hay để giúp đỡ dân làng bản quê hương. Chàng xin phép cha mẹ, giã biệt họ hàng bạn bè để xuống núi học thêm cái khôn ở bốn phương trời.
 
Khi chàng ra đi ,bản làng tần ngần đưa tiễn, vượn buồn ngừng hót, chim buồn ngừng ca, cây rừng cũng ủ rũ. Các cô gái sụt sùi trông theo. Tất cả đều không muốn xa chàng, không muốn xa tiếng đàn, tiếng hát của chàng, đặc biệt các cô gái lo chàng ra đi được thấy nhiều điều lạ, gặp nhiều điều vui sẽ quên núi quên rừng, quên làng bản, quên các cô ...
 
Chàng vô cùng xúc động trước tình cảm lưu luyến yêu thương của mọi người .Chàng cũng chẳng vui gì khi phải xa cách họ, nhưng ước vọng khát khao trong chàng đã giúp chàng nén lòng ra đi.
 
Chàng xuống núi, mải miết đi mãi, đi mãi, tới một thung lũng rộng bốn bề đồi núi bao quanh có dòng sông xanh biếc.
 
Nàng bị cha ngăn cấm, đánh mắng, cấm cung trong phòng không cho hai người gặp nhau. Thậm chí, cha nàng còn đe nẹt chàng, đòi thày đuổi học .Chàng và nàng vô cùng đau khổ, nỗi đau không cùng của hai trái tim không được yêu người mình yêu. Nàng khóc ngày khóc đêm, quên ăn, quên ngủ, ai khuyên bảo thế nào cũng làm ngơ. Yêu nhau không lấy được nhau chàng cũng giàn giụa nườc mắt ngày đêm nhưng không tìm được cách gì cứu vãn tình yêu. Chàng đành xin phép cha mẹ nuôi, chào thày, giã từ bạn để trở về với rừng núi Mẫu Sơn. Trước khi chàng nhờ bạn học chuyển giúp tới  người yêu một bức thư đầy nước mắt ly biệt. Trong thư chàng cảm ơn tình yêu đằm thắm cao đẹp của nàng đã dành cho chàng và tha thiết mong nàng tha thứ cho chàng đã không giữ nổi tình yêu.  Nhận được thư chàng ,nàng nức nở như mưa .Cuối cùng ,nàng xé vạt áo hồng cắn đàu ngón tay ,viết bức huyết thư với lòi lẽ thống thiết nói lên mối tình đằm thắm của nàg với chàng. Nàng nhắn hẹn gặp chàng lần cuối. Đợi khuya vắng, nàng lẻn ra khỏi nhà để đến gặp người yêu. Gặp nhau, hai người chỉ biết ôm nhau khóc lóc thảm thiết. Trước tình cảnh ấy, hòn vọng phu cũng rơi lệ thương cảm,sông Kỳ Cùng cũng cồn lên nỗi đau của hai trái tim yêu. Chàng và nàng khóc đến chảy cả máu mắt, ướt đẫm huyết thư, rơi tràn trên mặt đất .
 
Mãi gần sáng, họ mới đành rời nhau. Nàng quay về nhá, chàng lê bước trở về Mẫu Sơn. Cả hai vừa đi vừa khóc, nước mắt hoà với máu rơi xuống dọc đường trở về …Quá nhớ thương sầu thảm chàng và nàng đều lâm trọng bệnh và cùng mất trong nỗi tiếc thương vô hạn của ngưòi thân bạn bè và làng bản !
 
 Mùa xuân năm sau, người  ta thấy ở những nơi đôi trai gái gặp nhau lần cuối cùng như trên đường trở về của hai người yêu nhau đều mọc một loài cây có hoa nở đỏ tươi như huyết lệ hoà nhau. Người ta gọi là hoa bích đào.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Giờ đây bích đào đã lan tảo khắp nơi, miền ngược xuống miền xuôi chỗ nào cũng có, nhưng không nơi nào có nhiều bằng nơi đôi trai gái gặp nhau lần cuối ,trên đường trở về cũng như nơi hai người lâm trọng bệnh lìa đời đặc biệt nơi quê hương của chàng trai- Mẫu Sơn không chỉ mọc một vườn đào mà là cả một rừng đào nở hoa khoe sắc mỗi độ xuân về. Đào Mẫu Sơn quả to, chín đỏ thơm lừng ,hoa đẹp rực rỡ như những nàng tiên, vì thế người ta mới gọi Đào Mẫu Sơn là đào tiên và gọi Xứ Lạng là xứ hoa đào.
 
Bao mùa xuân đi qua là ngần ấy lần bích đào đua nở cùng câu chuyên tình bi thương nhưng vô cùng cao đẹp lưu truyền từ đời này đến đời sau, làm sốn sang bao trái tim yêu, làm đẹp thêm biết bao cuộc đời.
 Anh Thư (b/s)
 
 
 
 
.