Bảo tàng tỉnh Hòa Bình sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nhằm làm rõ nguồn gốc lịch sử về ngôi thành cổ này.

 

 

Qua tìm hiểu được biết, năm 1995, ngôi thành cổ này đã được Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tiến hành kiểm kê và đưa vào danh mục di tích của tỉnh với tên gọi là thành nhà Mạc.

 

Năm 1998, UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định bảo vệ di tích số 17/198/QĐ–UB về việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có ngôi thành cổ này. Đến năm 2000, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia, nhưng chưa được chấp nhận vì thiếu các tài liệu sử sách liên quan đến ngôi thành.

 

Ông Lê Quốc Khanh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hòa Bình cho biết: “Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã từng tiến hành nghiên cứu khảo sát di tích thành cổ ở xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn. Tuy nhiên, qua những lần khảo sát nói trên chúng tôi vẫn chưa xác định được thành được xây dựng vào thời gian nào, thuộc triều đại nào vì thiếu các tư liệu lịch sử”. 

 

Về tên gọi là thành nhà Mạc, ông Khanh khẳng định: “Đó chỉ là tên gọi theo kiểu truyền miệng trong người dân mà thôi, không có cơ sở khoa học. Đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm ra tư liệu sử sách nào có liên quan đến ngôi thành cổ nói trên. Vì vậy chúng tôi cũng chưa thể khẳng định đó là thành nhà Mạc”.

 

Ngoài ra, cũng theo ông Khanh, năm 2013, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nhằm làm rõ nguồn gốc lịch sử về ngôi thành cổ này.

 

Về ngôi nhà hoang ở trong ngôi thành cổ, đại diện UBND xã Cao Thắng cho biết đó là của chủ dự án kinh doanh du lịch sinh thái kiểu nhà vườn. Do hết hạn hợp đồng thuê đất nên chủ nhà đã chuyển đi. Hiện nay toàn bộ đồ đạc cũng đã được chuyển hết.

 

Theo Hoàng Sơn

Bee.net

.