Nghi lễ kéo co của Hà Nội, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc không đơn thuần là nghi lễ mang tính tâm linh mà còn chứa đựng rất nhiều nét văn hoá độc đáo, không phải người Việt nào cũng biết.



Muốn thêm sự chắc chắn, người dân lấy lạt quấn chặt chỗ nối rồi tết lạt lại thành hình ba con nhện, một con to ở giữa, hai con nhỏ ở hai đầu. Sau đó, cây kéo được treo lên trước cửa đình để thờ, chờ đến ngày khai hội.

Chiều mùng 4 Tết, sau khi hoàn thành việc tế lễ, 70 người kéo chia làm hai đội bên Đông và bên Tây, mỗi bên 35 người, bốn người to khỏe nhất sẽ được chọn đứng đầu đòn gánh, tất cả đều cởi trần, đóng khố, thắt lưng nhiễu điều, đầu chít khăn lụa những người còn lại bám vào thân tre chờ hiệu lệnh của các ông Hóa mà kéo.

Theo quy định từ xa xưa, các đội sẽ kéo ba keo, bên nào kéo được hai keo bên đó thắng. Đặc biệt, tới keo thứ ba thì người xem được quyền vào kéo giúp. Điều độc đáo trong trò chơi không phải bên nào kéo khỏe sẽ thắng mà cần vận hành theo quy tắc.

Theo đó, phía Đông (hướng của mặt trời mọc) thắng thì mùa màng tốt tươi, người dân khỏe mạnh, điềm tốt quanh năm… Phía Tây (hướng mặt trời lặn) thắng là không may. Vì thế, đến keo thứ ba, dân làng sẽ vào giúp bên Đông để bên Đông chiến thắng. Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của cộng đồng cư dân trồng lúa nước mang trong mình tín ngưỡng thờ thần mặt trời.

Trong những năm qua, do việc tổ chức tốn kém nên nhân dân chỉ tổ chức trò chơi kéo co hai năm một lần vào những năm chẵn, không gian lễ hội cũng phải chuyển qua vùng đất rộng trước đình chứ không còn tổ chức trong sân đình như trước.

 

Theo Dân trí

.