(BVPL) - Thật kỳ lạ, cứ hễ thanh niên trai tráng nào cướp được cây bông là y như rằng năm đó sẽ sinh con trai. Hằng năm, ngày mồng 6/2 âm lịch được dân làng Sơn Đồng chọn tổ chức lễ hội cướp bông. Lễ hội huy động hầu hết thanh niên khoẻ mạnh trong làng với tham vọng sở hữu được cây bông “thần kì”.

 
 
Anh Quý – người làng Sơn Đồng, là người giằng được cây bông đầu tiên trong lễ hội cướp bông ngày 6/2/2013 chia sẻ: “Muốn cướp được cây bông không phải cứ khỏe, hùng hục vào kéo là tốt, làm như vậy sẽ nhanh mất sức mà cần có sức bền, khả năng cầm cự và giữ cây bông. Chiến binh “bách chiến bách thắng” là người ngay khi chạm được vào cây bông thì phải nằm tì cả người để giữ cây”.
 
Nếu làm một phép so sánh thì người cướp cây bông vừa hao hao giống lực sĩ lẫn cầu thủ bóng đá. Chỉ khác, cầu thủ này thân cô thế cô phải trọi với vài trăm người trên một khoảng sân nhỏ hẹp… chỉ mong cướp được bông để sinh con trai. 
 
Người nâng lên, kẻ kéo xuống, xô đẩy, lộn trên không. Đông như kiến cỏ, hàng trăng thanh niên xúm vào một cây bông. Thà bị đè, dẫm đạp… quyết không để cây bông truyền sang tay kẻ địch. Màn giằng co có một không hai này được mô phỏng như trận đánh quyết liệt giữa quân của bà Hai Bà Trưng và kẻ định hung hăng. Thể hiện đạo lý, truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.
 
Cụ Năm nói: "Từ xưa ông bà chúng tôi đều nghiệm rằng, người đàn ông nào cướp được cây bông trong lễ hội thì sẽ sinh được con trai, gia đình gặp nhiều may mắn. Chính vì thế từ già đến trẻ đều dốc sức, tranh giành hy vọng sở hữu được cây bông”.
 
Tuy nhiên, do tham vọng con người đã vô tình biến lễ hội mất đi tính chất thiêng liêng của nó. Thay vì hai người sẽ giằng với nhau, thì các gia đình, xóm liên minh, kết hợp cùng nhau tranh cướp cây bông. Do vậy, tục lệ này không còn hấp dẫn như trước kia, bởi vì tính chất của cuộc giằng co bây giờ không còn cân sức nữa.
 
Thúy Mùi
.