Theo đó, Lễ đón bằng công nhận sẽ được tổ chức vào ngày 23/11/2018, tại huyện Sông Hinh; cùng với huyện Sơn Hòa là hai địa phương có đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung tại Phú Yên.

Mục đích của hoạt động này nhằm tôn vinh, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL, ngày 4/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

leftcenterrightdel
Công nhận 8 di sản văn hóa văn hóa phí vật thể quốc gia.

Tại danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ban hành kèm theo quyết định 3325/QĐ-BVHTTDL, ngoài Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, còn có 7 di sản văn hóa quốc gia khác được công nhận, gồm Kỹ thuật làm giấy bản của người Dao đỏ (Hà Giang), Hát Đúm Thủy Nguyên (Hải Phòng), Lễ hội Đền Quả Sơn (Nghệ An), Lễ hội Đền Lăng Sương (Phú Thọ), Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen (Tây Ninh), Nghệ thuật múa rối nước ở Nguyên Xá và Đông Các (Thái Bình) và Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông, Thanh Hóa).

Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê là một tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Theo phong tục, bất cứ chàng trai Ê Đê nào bước vào độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi đều phải có lễ cúng lễ trưởng thành kết hợp với lễ cúng sức khoẻ (Yang-met awa).

Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, được tổ chức vào thời điểm có đủ lễ vật.

Người Ê Đê quan niệm, nếu trong một đời người mà không thực hiện được các nghi lễ này thì bản thân người đó và cả dòng họ anh em, họ hàng người đó sẽ mắc nợ thần linh, dù người đó chết đi thì người thân gia đình vẫn phải cúng để tạ thần linh.

Tuy nhiên, Lễ được tổ chức to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Theo thông lệ, tất cả mọi người trong buôn sẽ cùng tới chia vui cùng với gia đình. Đối với con trai thì cúng 3 lần nghĩa là cúng rượu 3, rượu 5 và rượu 7, còn đối với con gái thường được dừng lại ở lễ cúng rượu 3.

Vào thời điểm này cha mẹ sẽ tổ chức một nghi lễ cầu cúng ông bà, tổ tiên, nhằm cầu mong cho đứa trẻ dồi dào sức khỏe, làm nương rẫy, gùi củi và dệt vải giỏi dang (đối với người con gái).

leftcenterrightdel
Lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê ở Phú Yên. Ảnh: ST. 

Lễ bắt đầu bằng nghi thức rửa mặt của chàng trai ngoài bến nước của buôn làng. Từ sáng sớm, người được cúng lễ trưởng thành phải đi ra bến nước của buôn mình với trang phục truyền thống.

Khi đến bến nước chàng trai/cô gái rửa mặt trước sự chứng giám của trời đất và thần bến nước cùng sự hiện diện của bà con trong buôn. Khi đã gội đầu xong, chàng trai/cô gái hứng nước đầy vào quả bầu mang về làm lễ cúng Yang (Trời). Việc làm này có ý nghĩa là tẩy chay, rửa sạch tội trong quá khứ.

Văn Nguyễn