Tác phẩm Nhâm Nhi Dần được lấy ý tưởng từ những câu chuyện dân gian, biểu tượng, họa tiết trong điêu khắc thủ công truyền thống, với nhân vật chính là chú hổ con cầm bông hoa sen vàng trên tay. Hổ được tạo hình bằng dạng khối tròn căng, béo tốt, no đủ, miệng cười sảng khoái, thể hiện tinh thần luôn lạc quan, an nhàn và hạnh phúc. Nhìn từ phía sau, hổ giống như hình củ lạc, một loại nông sản thân quen, gần gũi, gắn bó với cuộc sống người Việt. Tạo hình giống củ lạc cũng là muốn mượn chữ "lạc - vui" cho Nhâm Nhi Dần.
Họa sĩ Lê Huy (sinh năm 1984) chia sẻ, anh đã lên ý tưởng cho dự án vào cuối tháng 7/2021, khi TP Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội. Sau rất nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng anh đã cho ra sản phẩm, sau đó làm một mạch đến thời điểm Tết đang cận kề.
Xưởng của anh Huy hiện tại có khoảng 10 họa sĩ thay ca làm việc liên tục. Mỗi bức tượng hổ được làm bằng chất liệu sơn mài thủ công truyền thống, phải trải qua nhiều bước kỳ công với thời gian có thể lên tới 10 ngày. Màu chủ đạo trong các sản phẩm là đỏ, xanh, vàng rực rỡ cho năm mới an lành, thịnh vượng.
Bắt đầu từ cốt gốm hoặc bột đá ép, các họa sĩ sẽ sơn lớp lót đen thật dày để bám cốt, sau đó sơn nền đỏ, vẽ hoa văn mây, lửa bằng nhũ vàng, rồi mới đem đi mài.
Giai đoạn mài chính là thời điểm để họa sĩ thỏa sức tạo hình, chất liệu và màu sắc cho từng bức tượng. Những lớp sơn sẽ được mài đi một cách khéo léo, tỉ mỉ, làm hiện dần những nét màu ẩn bên dưới. Trong quá trình làm, Hổ lật đật là phiên bản khó thực hiện và khiến tác giả theo đuổi lâu nhất. "Chú hổ lắc lư tại chỗ không ngã ẩn dụ cho điều chúng ta đã trải qua trong dịch bệnh, dù khó khăn, vất vả nhưng thể không bị quật ngã, luôn luôn đứng dậy và mỉm cười đầy lạc quan, anh Huy nói.
Dải hoa vân mây - lửa trên lưng hổ được mượn ý từ con Nghê trong văn hóa cổ. Lửa cháy trong nhiều câu chuyện dân gian gợi liên tưởng đến những hoạn nạn, khó khăn. Hổ con đang ở trong tâm hoạn nạn vậy mà vẫn cười lớn đầy hạnh phúc, cầm đóa hoa sen sáng rực, như ôm trọn một niềm tin không thể nào phai.
Nhìn chi tiết, họa tiết mây lửa trên thân hổ được chuyển hóa từ hình quả phật thủ, lửa giống như những ngón tay bao bọc, đây cũng là hình tượng được các họa sĩ dùng làm hình biểu trưng cho cả bộ sản phẩm. Ban đầu, nhóm họa sĩ và nhà thiết kế dự kiến thực hiện 300 bộ Nhâm Nhi Dần, nhưng vì nhiều lý do không thể hoàn thành nên rút gọn chỉ còn 200 bộ sản phẩm.
Năm 2021 đi qua với rất nhiều biến động, khó khăn bởi dịch bệnh. Qua cái tên Nhâm Nhi Dần, tác giả muốn nhắn nhủ mọi người hãy chậm lại, ngắm nhìn cuộc sống, nhâm nhi và tận hưởng hạnh phúc, cảm nhận yêu thương nhiều hơn trong năm Nhâm Dần 2022 sắp tới.
|
|
Tác phẩm Nhâm Nhi Dần được lấy ý tưởng từ những câu chuyện dân gian. |
|
|
Hổ được tạo hình bằng dạng khối tròn căng, béo tốt, no đủ, miệng cười sảng khoái, thể hiện tinh thần luôn lạc quan, an nhàn và hạnh phúc. |
|
|
Nhìn từ phía sau, hổ giống như hình củ lạc, một loại nông sản thân quen, gần gũi, gắn bó với cuộc sống người Việt. Tạo hình giống củ lạc cũng là muốn mượn chữ "lạc - vui" cho Nhâm Nhi Dần. |
|
|
Mỗi bức tượng hổ được làm bằng chất liệu sơn mài thủ công truyền thống. |
|
|
Bắt đầu từ cốt gốm hoặc bột đá ép, các họa sĩ sẽ sơn lớp lót đen thật dày để bám cốt. |
|
|
Sau đó sơn nền đỏ, vẽ hoa văn mây, lửa bằng nhũ vàng, rồi mới đem đi mài. |
|
|
Họa sĩ Lê Huy (sinh năm 1984) chia sẻ, anh đã lên ý tưởng cho dự án vào cuối tháng 7/2021. |
|
|
họa tiết mây lửa trên thân hổ được chuyển hóa từ hình quả phật thủ, lửa giống như những ngón tay bao bọc. |
|
|
Xưởng của anh Huy hiện tại có khoảng 10 họa sĩ thay ca làm việc liên tục. |
|
|
Dải hoa vân mây - lửa trên lưng hổ được mượn ý từ con Nghê trong văn hóa cổ. |
|
|
Giai đoạn mài chính là thời điểm để họa sĩ thỏa sức tạo hình, chất liệu và màu sắc cho từng bức tượng. |