Giáo viên mầm non cần có bằng tiến sĩ?
Cập nhật lúc 14:05, Thứ tư, 21/05/2014 (GMT+7)
(BVPL) - Sau khi nghe tin các nhóm soạn thảo chương trình đổi mới sách giáo khoa đưa ra số kinh phí khổng lồ là hơn 34 ngàn tỷ đồng. Hiệu trưởng trường Mầm non “Chim họa mi đang hót” liền triệu tập hội nghị giáo viên để phổ biến:
- Trong số hơn 34 ngàn tỷ thì số kinh phí dùng cho mục đích chính là sách giáo khoa có hơn 100 tỷ còn lại các vấn đề khác, nhóm biên soạn vẽ ra một số vấn đề có liên quan hơn 33 ngàn tỷ, trong đó có cả kinh phí đào tạo lại giáo viên.
Một giáo viên tính thẳng thắng đứng lên xin phát biểu:
- Tôi thấy lãng phí, vô bổ quá, đổi mới chương trình sách giáo khoa mới được 4 năm, chắc gì đổi mới sách đã hay hơn sách cũ?...
Một giáo viên khác phát biểu:
- Trường ta ở miền núi, quanh năm gió lùa, mưa thì bị dột tứ phía, tôi nghĩ chúng ta nên kiến nghị để dành 34 ngàn tỷ xây trường học cho học sinh miền núi, trung bình mỗi trường 34 tỷ thì cũng được 1.000 trường học khang trang cho các em ạ!
Cô Hiệu trưởng thở dài bảo ai cũng biết thế là thiết thực, hiệu quả nhưng trên đã có chỉ thị, ta nên tuân thủ, có điều là nhân đây có kinh phí đào tạo lại giáo viên, trường ta quyết định sẽ cho toàn bộ giáo viên đi phổ cập bằng tiến sĩ. Mọi người nhao nhao nói: thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đầy rẫy ra, sao đến giáo viên mần non cũng phải học tiến sĩ? Cô Hiệu trưởng giải thích:
- Chúng ta dạy các em quần quật cả ngày, lại liên tục phải đi tập huấn, bồi dưỡng nên khá là mệt mỏi, chi bằng học luôn lên tiến sĩ phòng khi mấy năm nữa lại đổi mới sách giáo khoa thì khỏi phải đào tạo đi đào tạo lại, hơn nữa tiết kiệm cho Nhà nước một khoản kính phí lớn.
Mọi người nghe thấy có lý, liền nhất trí ghi tên năm nay sẽ thi nghiên cứu sinh để trở thành tiến sĩ.
Lão Phích
.