leftcenterrightdel
 Khán giả đêm từ sớm, chật kín công viên Phu Văn Lâu.

Hòa trong không khí Festival Huế 2018, tối 28/4 đêm nhạc Nhớ Trịnh Công Sơn được gia đình cố nhạc sĩ  tổ chức tại công viên Phu Văn Lâu, TP. Huế.

Đồng hồ điểm 19h, dù còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa đêm nhạc mới bắt đầu nhưng cả công viên Phu Văn Lâu  đã phủ kín không còn một chỗ trống nào. Họ cứ ngồi yên, lặng lẽ chờ đợi những bản nhạc đậm chất Huế vang lên...

Những ai yêu nhạc Trịnh, chắc hẳn cũng sẽ cảm nhận thấy chất thơ, chất “Thiền” toát lên từ âm nhạc của cố nhạc sĩ. Chất “Thiền” trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn cũng được thể hiện đầy tương phản giữa sự thinh lặng và sự hùng tráng khiến cho người nghe như thấy mình đang hành hương trở về cội nguồn, trở về với Huế-nơi in dấu những bước chân lãng tử của chàng nhạc sĩ họ Trịnh từng đi qua… Điều đó khiến nhạc Trịnh càng lên sâu vào tâm hồn người nghe bởi những triết lý, những điều thật giản dị mà vô cùng sâu sắc để mỗi khi có dịp lại ào ra, chia sẻ, ôm ấp giúp mỗi người thêm phần vơi nhẹ những khó khăn trong cuộc đời...

leftcenterrightdel
 Ca sĩ Lệ Quyên lần đầu hát nhạc Trịnh tại cố đô Huế với ca khúc “Ướt Mi”, “Ru em từng ngón xuân hồng”, “Sóng về đâu”.

Và rồi ngay tại đêm nhạc “Nguồn cội” này, một lần nữa, “lửa” trong những ca khúc Trịnh Công Sơn không tàn đi mà lại cháy đượm hơn. Ngọn lửa được nâng niu và thổi bùng với  sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng đã có nhiều gắn bó với âm nhạc họ Trịnh.

“Ngoài hiên mưa rơi rơi, 
            Lòng ai như chơi vơi 
            Người ơi nước mắt hoen mi rồi 
            Đừng khóc trong đêm mưa, 
            Đừng than trong câu ca...”

Những giai điệu của bài “Uớt Mi” - sáng tác đầu tay của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  được cất lên từ giọng ca đầy sâu lắng nữ ca sĩ Lệ Quyên đã khiến hơn 20 nghìn khán xứ Huế chết lặng vì thổn  thức theo từng ca từ của  nhạc Trịnh qua sự thể hiện mới lại của Lệ Quyên.  

leftcenterrightdel
 Ca sĩ Hồng Nhung gửi đến khán giả hai ca khúc nổi tiếng "Da vàng" và "Này em có nhớ”.

Phần trình diễn tiếp theo nữ ca sĩ thể hiện hai ca khúc “Ru em từng ngón xuân hồng”, “Sóng về đâu”  lại dường như  đưa khán giả đi hết cung bậc cảm xúc này này đến cung bậc cảm xúc khác.

“Khi hát Trịnh, tôi quên hết mọi thứ ngoài kia, chỉ còn là một cô gái đang có trái tim tan vỡ, hát lên bằng những nỗi niềm riêng… Và hôm nay được hát nhạc Trịnh trên chính quê hương của anh, cho khán giả Huế thưởng thức quả là niềm hạnh phúc không thể nào tả được” – ca sĩ Lệ Quyên chia sẻ.

leftcenterrightdel
 Màn biểu diễn của nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn và con gái An Trần.

Đến với đêm nhạc, khán giả còn được nge lại giọng ca không thể thiếu trong mỗi đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Diva Hồng Nhung. Chị có niềm đam mê “kỳ lạ” và là một trong những giọng ca hiếm hoi ở Việt Nam có thể truyền tải hết được những ý nghĩa trong các sáng tác của vị nhạc sĩ tài hoa này. Thời gian dường như không thể lấy đi ở chị sự mãnh liệt và niềm say đắm qua từng ca khúc mà chỉ càng đong đầy thêm những kỷ niệm sâu sắc với cố nhạc sĩ họ Trịnh

Trong dịp trở lại Huế với đêm nhạc Trịnh Công Sơn lần này, ca sĩ Hồng Nhung đã gửi đến khán giả hai ca khúc nổi tiếng "Da vàng" và "Này em có nhớ". Nhạc Trịnh vốn dĩ mang tính triết lý sâu xa và giai điệu man mác buồn, nhưng qua lối thể hiện rất vui tươi nhí nhảnh của cô Bống Hồng Nhung khiến người nghe cảm thấy rất thích thú với phong cách biểu diễn này.

leftcenterrightdel
 Ca sĩ Đức Tuấn.

Ngoài ra tại đêm nhạc, khán giả cũng được chìm đắm trong những ca khúc Trịnh qua tiếng kèn Saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn và con gái An Trần. Những màn biểu diễn với hình thức phối nhạc và hòa âm được đổi mới đầy sáng tạo của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ như: Ngọc Mai, Đức Tuấn, Lân Nhã, Tấn Sơn, tài năng âm nhạc nhí Trọng Nhân, Nhóm múa Lyricist Alex Tú Nguyễn… kết hợp nhạc cụ dân tộc như chuông, trống, mõ trên nền nhạc phương Tây như càng tươi mới, gần gũi hơn với thế hệ trẻ hôm nay…

Về cuối chương trình, Huế mưa như trút nước khán giả vẫn ngồi chật kín với những tràng vỗ tay nối tiếp nhau không dứt. 

 

leftcenterrightdel
 Chương trình đang đến cao trào thì trời bất ngờ mưa lớn, song khán giả vẫn nhiệt tình đội mưa ngồi xem.

“Tôi nghe nhạc Trịnh đến nay đã 16 năm, tối nay được nghe lại những lại những bài hát, tưởng nhớ về cố nhạc sĩ, tôi không khỏi xúc động. Tôi ngồi nghe đến cuối chương trình quên luôn giờ đã khuya lắm rồi, quên luôn đang ngồi dưới trời mưa”. Anh Trần Quang Minh, một nguời yêu nhạc Trịnh chia sẻ.

"Cá tháng tư", ngày mà chúng ta trêu nhau bằng những câu nói dối vô hại lại đánh dấu một cuộc chia xa rất thật: 01/04/2001, ngày ta tiễn biệt người nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cõi Vĩnh hằng. Và rồi, cứ đến tháng 4 hằng năm, những trái tim yêu nhạc lại tề tựu bên nhau, chiêm nghiệm về một thời vang bóng qua từng giai điệu, lời ca bất hủ.

Thiên Bình – Ngọc Huyền