Được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1898-1902, toàn bộ thép để xây dựng cầu Long Biên được vận chuyển sang từ nước Pháp xa xôi. Vì vậy, cầu Long Biên còn được gọi là tháp Eiffel thứ 2.

Trong kháng chiến chống Pháp, sau khi đạt được mục tiêu đề ra, Đảng và Chính phủ nước ta khi đó đã quyết định rút quân về An toàn khu (ATK) để kháng chiến lâu dài. Và cầu Long Biên nằm trong tuyến đường đoàn quân cách mạng bí mật hành quân trong đêm.

9 năm sau, khi chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu (1954) hoàn thành sứ mệnh, 1 lần nữa, cầu Long Biên lại vinh dự đón đoàn quân chiến thắng trở về với rợp cờ hoa trong sự đón chào nhiệt liệt của nhân dân Thủ đô.

Trải qua gần 120 năm, cầu Long Biên hiện nay vẫn đang thực hiện sứ mệnh của mình. Các chuyến tàu hỏa vẫn lăn bánh hàng ngày trên cây cầu lịch sử; các phương tiện giao thông cơ giới vẫn qua lại 2 bên bờ sông Hồng...

PV Báo Bảo vệ pháp luật ghi lại 1 số hình ảnh về cây cầu lịch sử này.

leftcenterrightdel
Cầu Long Biên nhìn từ phía bờ sông bên quận Long Biên. 
leftcenterrightdel
Cây cầu đã ngả màu theo thời gian gần 120 năm tuổi. 
leftcenterrightdel
Sắt, thép là chất liệu chính xây dựng nên cầu Long Biên. 
leftcenterrightdel
 Từ chân cầu Long Biên có thể chiêm ngưỡng cây cầu Chương Dương.
leftcenterrightdel
Cầu Long Biên là cây cầu gợi nhớ về những năm tháng kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc. 
leftcenterrightdel
Tàu bè qua lại tấp nập dưới cầu Long Biên. 
leftcenterrightdel
 Ở phía trên, tàu hỏa và các phương tiện cơ giới đường bộ vẫn tấp nập qua lại mỗi ngày.

Vũ Cảnh