Cùng đi với Đoàn còn có hai đồng chí Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP HCM (Viện cấp cao 3) Phạm Đình Cúc và Lê Xuân Hải.

Đây là khu di tích lịch sử gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân tỉnh Bình Thuận.

leftcenterrightdel
 Đoàn dâng hương tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, thấm nhuần công tác xây dựng đảng về tư tưởng, chính trị, hai Chi bộ quyết định tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận và Khu di tích Trường Dục Thanh, nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về chính trị tư tưởng, truyền thống Cách mạng đến các đảng viên, đồng thời đa dạng các nội dung, hình thức sinh hoạt Chi bộ.

Tại buổi sinh hoạt, Đoàn đã dâng hương tưởng niệm những Anh hùng Liệt sĩ đã hi sinh, lắng nghe hướng dẫn viên ôn lại lịch sử, tìm hiểu về di tích, những câu chuyện chứa nhiều cảm xúc, đầy khó khăn, gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của quân và dân tỉnh Bình Thuận trong thời chiến chống Mỹ. Khu di tích căn cứ Sa Lôn có 277 hiện vật gốc là các vật dụng trong đời sống và dụng cụ chiến đấu được các cựu chiến binh trao tặng; tỉnh Bình Thuận cũng sưu tầm và tìm được 219 hiện vật gốc để trưng bày trong Nhà lưu niệm. Từ khi được xây dựng đến nay, di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủy Sa Lôn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

leftcenterrightdel
 Đoàn lắng nghe hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện lịch sử kiên cường, bất khuất của quân và dân tỉnh Bình Thuận trong thời chiến chống Mỹ.
leftcenterrightdel
 Đoàn tham quan tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Sau đó Đoàn đến dâng hương và tìm hiểu Khu di tích Trường Dục Thanh. Đây là một công trình tưởng niệm, có ý nghĩa tinh thần vô giá của nhân dân Bình Thuận đối với Bác Hồ kính yêu.

Nằm ở vị trí trung tâm TP Phan Thiết, bên dòng sông Cà Ty, tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa; di tích được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào ngày 12/12/1986. Trường Dục Thanh là nơi ghi dấu sự kiện thời thanh niên của Bác Hồ với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911, bằng tâm huyết, tình cảm, Người đã truyền đạt những kiến thức văn hóa và khơi dậy tinh thần yêu nước cho các học trò của mình trước khi Người vào Sài Gòn, ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Du khách từ mọi miền đất nước đến với Trường Dục Thanh để tìm hiểu về cuộc đời cao đẹp của Người, từ nếp sống giản dị, chân thật, đến lòng yêu nước thương dân và đặc biệt là hình ảnh thầy giáo trẻ hết lòng chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”.

leftcenterrightdel
 Đoàn tham quan tại Khu di tích Trường Dục Thanh.
leftcenterrightdel
 Chi bộ Văn phòng phối hợp, Chi bộ Viện 4 Đảng bộ VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh có một hành trình về nguồn đầy ý nghĩa.

Nơi đây được được xem là cái nôi tinh thần của những người con hiếu học cả nước. Đến nơi đây, đoàn chúng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động vì không chỉ thăm quan một di tích lịch sử mà còn được hòa mình vào không gian bình dị, cổ kính của ngôi trường hơn 100 năm tuổi.

leftcenterrightdel
 Hành trình về nguồn nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về chính trị tư tưởng, truyền thống Cách mạng đến các đảng viên, đồng thời đa dạng các nội dung, hình thức sinh hoạt Chi bộ.

Hai Chi bộ xác định đây là buổi sinh hoạt về nguồn ý nghĩa, là dịp để đảng viên, quần chúng ôn lại truyền thống cách mạng, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự gắn kết giữa đồng chí, đồng nghiệp, nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, hoàn thiện bản thân hơn nữa, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, phấn đấu vì sự nghiệp bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sau buổi sinh hoạt, mỗi đảng viên trong đơn vị đều tự rút ra được bài học cho riêng mình, phấn đấu để giữ gìn và tiếp tục phát huy đạo đức cách mạng, xây dựng Chi bộ ngày một trong sạch, vững mạnh./.

Thu Hường - Hữu Trí