Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) và các thế hệ nhà báo Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT gửi lời cảm ơn tới nhân dân, Chính phủ Thụy Điển, cụ thể là dự án Đào tạo Nâng cao báo chí Việt Nam do Viện đào tạo nâng cao báo chí Thụy Điển (FOJO) đã giúp đào tạo, nâng cao trình độ cho hàng nghìn phóng viên, nhà báo của Việt Nam qua nhiều năm. 

leftcenterrightdel
 Quang cảnh buổi gặp mặt.

Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nêu rõ, 55 năm đã trôi qua kể từ khi hai nước Việt Nam - Thuỵ Điển thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng hơn 10 năm trôi qua kể từ khi dự án đào tạo nâng cao năng lực báo chí Việt Nam kết thúc thành công tốt đẹp, những gì còn đọng lại hôm nay là những kết quả tốt đẹp từ dự án là một nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại và cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là tình người.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm dẫn chứng nhiều nhà báo đã từng được Viện FOJO đào tạo. Cụ thể, nhiều người tốt nghiệp từ khóa đào tạo hiện nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan báo chí Việt Nam như ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lê Ngọc Quang - Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. 

leftcenterrightdel

 Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhân dân và Chính phủ Thụy Điển, Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế SIDA vì đã tặng cho Việt Nam những nguồn lực tài chính quý báu để thực hiện dự án.

Là người thuộc thế hệ đi sau hưởng lợi từ dự án, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ TT&TT, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các nguyên lãnh đạo Dự án, các cán bộ dự án ở mọi cương vị, chức vụ có mặt và không có mặt tại buổi lễ hôm nay.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và nguyên Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nêu rõ, đây là những tấm gương vượt qua những khó khăn và định kiến ban đầu về triển vọng hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển trong một lĩnh vực mới và tồn tại nhiều khác biệt giữa hai quốc gia. Họ đã mang đến cho báo chí - truyền thông Việt Nam cơ hội được tiếp cận tri thức, kỹ năng làm báo hiện đại, góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Việt Nam.

Cũng nhân dịp 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm đã trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông cho các cựu giảng viên của Viện FOJO. 

Dự án Đào tạo lại báo chí Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn 1997 – 2013 ( với sự hỗ trợ của SIDA, Cơ quan Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển) được giao trực tiếp cho Vụ Báo chí – Bộ Văn hóa Thông tin (sau là Cục Báo chí  - Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Cục Báo chí – Bộ TT&TT) là đầu mối triển khai thực hiện. Chương trình đã cung cấp đào tạo cho khoảng 5.000 phóng viên Việt Nam trong giai đoạn 1998-2011.  Tính chung trong cả dự án (1997-2013) gần 10 nghìn phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo cơ quan báo chí đã được bồi dưỡng nâng cao theo phương pháp làm báo hiện đại.

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ TT&TT cùng các cựu giảng viên báo chí Thụy Điển và cựu sinh viên Việt Nam của Dự án đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam giai đoạn 1997 - 2013, chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Bộ TT&TT. (Ảnh: Bộ TT&TT)

Với mục tiêu xây dựng một nền báo chí chất lượng cao thể hiện tính chuyên nghiệp trung thực và tương tác với công chúng, tăng cường khả năng của báo chí trong việc phản ánh những vấn đề quan trọng như xoá đói giảm nghèo, chống tham nhũng, dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền con người và đặc biệt tăng cường tính công khai dân chủ của báo chí thông qua việc nâng cao hơn nữa chuyên môn của các nhà báo Việt Nam. 

Hoạt động của Dự án được triển khai ở tất cả các loại hình báo chí, mọi đối tượng nhà báo, toàn bộ các lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ. Dự án đã tác động tích cực đến hoạt động báo chí Việt Nam. Hơn 5000 phóng viên, biên tập viên với gần 250 khoá học, gồm học tập trung ngắn hạn, đào tạo tại cơ quan báo chí, học  ngắn ngày tại nước ngoài, đã tạo cơ hội cho các phóng viên, biên tập viên được tiếp cận các kỹ năng viết báo, ảnh báo chí, báo điện tử, thiết kế, trình bày báo, xây dựng mô hình toà soạn hội tụ đa phương tiện, mô hình phát triển kinh tế báo chí theo một phương pháp làm báo hiện đại. 

Dự án đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của báo chí Việt Nam; vai trò của báo chí được nâng cao hơn trong đời sống xã hội. Đặc biệt, dự án đã giúp Việt Nam có được một đội ngũ những nhà báo có năng lực và những giảng viên có trình độ chuyên môn cao.


Tin Đắc Thái; ảnh: Bộ TTTT