Theo các chuyên gia, cần xem lại cách đào tạo và đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay, bởi một lớp có đến 90% học sinh giỏi nhưng hầu hết vẫn trượt Đại học

 


Cũng với đó, việc đầu tư cho giáo dục cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh cào bằng và dàn trải. Cần có sự nghiên cứu để đầu tư đúng và dứt điểm đối với từng vấn đề, từng khu vực, từng loại trường. “Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đối với giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các vùng này. Tuy nhiên các chính sách này khi triển khai còn nhiều vướng mắc, hạn chế thậm chí còn có những sai phạm.  Vì vậy cần bổ sung, sửa đổi để các chính sách này đi vào cuộc sống”.

TS Xuân Thảo đề xuất, đối với tuyển sinh đầu cấp các cấp học phổ thông cần có phương thức ổn định vừa đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh cho phép vừa tránh được sự rối loạn, tiêu cực của mỗi kỳ tuyển sinh. Các địa phương, các tỉnh cần có sự cơ cấu, phân bổ hợp lý đội ngũ giáo viên để tránh trường hợp trường thì có nhiều giáo viên giỏi, có kinh nghiệm còn có trường thì nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm, trình độ hạn chế. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng chạy trường, chạy lớp, giảm bớt áp lực cho các trường”./.
 

Theo VOV

.