Gần đây nổi lên vấn nạn bạo lực học đường ở nhiều nơi, số học sinh có ý định tự tử tăng cao (16,9%), trong đó 21,8% phải đến bác sĩ điều trị
 


Báo cáo kết quả thực hiện y tế trường học giai đoạn 2011-2015 tại hội nghị đánh giá thực trạng y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 29-11 tại Hà Nội, ông Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, 70% số trường học từ cấp mầm non đến phổ thông đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.

Trung bình mỗi năm phát hiện khoảng 700.000 em mắc tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị, trên 40.000 em bị cong vẹo cột sống, hơn 100.000 em bị béo phì…

Cũng theo ông Bắc thì thách thức trong thời gian tới đối với công tác y tế trường học là tỷ lệ bệnh tật lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao như cận thị (từ 20%-35%), cong vẹo cột sống  (15%-30%); thừa cân, béo phì ở học sinh (15% - 40%); rối loạn tâm thần học sinh (7%-25%);  bệnh răng miệng (60% - 95%) và gần đây nổi lên vấn nạn bạo lực học đường ở nhiều nơi, số học sinh có ý định tự tử tăng cao (16,9%), trong đó 21,8% phải đến bác sĩ điều trị và ngày càng có nhiều học sinh hút thuốc, uống rượu, lười vận động.
 

Theo Người lao động

.