“Để xảy ra sự việc này, xét về trách nhiệm quản lý thì do ngành giáo dục phải chịu. Tôi không nói Bộ Giáo dục mà tôi nói ngành giáo dục mới đúng vì Bộ Giáo dục ông ấy ở trên trời nên không biết chuyện này”, bà Khá nói.

 


“Tôi cho rằng vì tính mạng con người thì không thể đo được bằng tiền, việc làm cầu sẽ giúp bà con trong khu vực đó đi lại, chứ không thể để khu vực điểm trường của bản này thành ốc đảo được. Còn nhu cầu qua lại của người dân nữa, ví dụ như khi người dân bị bệnh cấp cứu hay người phụ nữ đi đẻ nếu không có cầu thì sẽ đi qua suối như thế nào?

Theo tôi, tỉnh Điện Biên cần xem xét để có giải pháp phù hợp, không những cô giáo mà còn trẻ em, người dân sẽ đi bằng cách gì nếu không có cầu. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng như tỉnh điện Biên cần có giải pháp nào để ít tốn kém mà việc đi lại của người dân cũng như cô giáo dạy ở đây được thuận tiện. Nếu làm cầu chỉ xét về mặt hiệu quả kinh tế thôi là không thể được, cần phải xét về mặt xã hội nữa”, bà Khá nhấn mạnh.

Bà Khá cũng rất khâm phục trước việc các cô giáo phải ngồi trong túi ni lông để qua suối đi dạy học ở Điện Biên: "Tôi đánh giá cao các cô giáo về mặt yêu nghề. Không phải vì đồng lương hay vì việc được ưu đãi đặc thù đến cỡ nào, thậm chí nếu lương các cô giáo ở đây lên đến 20 triệu đồng một tháng đi nữa, nếu không có lòng yêu nghề, sự hy sinh dũng cảm, không thể nào dám ngồi trong túi ni lông mà qua suối chảy xiết vào mùa lũ như vậy được.

Bởi họ cũng phải thuyết phục gia đình, nếu gia đình không đồng ý thì họ cũng không dám như vậy. Họ được gia đình ủng hộ nên mới mạo hiểm. Tôi nghĩ vấn đề ở đây liệu người bình thường có dám không, có can đảm bất chấp nguy hiểm giống như các cô giáo ở điểm trường bản San Lang này không?

“Vấn đề nữa là việc này đã diễn ra bao lâu rồi, ngành giáo dục có biết vấn đề này không và địa phương có phản ánh lên cấp trên không? Kiến nghị bao nhiêu lần rồi, phòng giáo dục, sở giáo dục và tỉnh Điện Biên có biết việc này không, có giải pháp gì chưa?”

Bà Khá ví dụ, nếu các cô giáo đi qua suối như vậy xảy ra rủi ro thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Một điều nữa nếu ở tình huống xấu, các cô giáo bị thiệt mạng khi qua suối để đi dạy thì liệu họ có được vinh danh là liệt sỹ hay không?

“Để xảy ra sự việc này, xét về trách nhiệm quản lý thì do ngành giáo dục phải chịu, tôi không nói Bộ Giáo dục mà tôi nói ngành giáo dục mới đúng vì Bộ Giáo dục ông ấy ở trên trời nên không biết chuyện này.

Trước hết là phòng giáo dục của huyện đã phản ánh việc này chưa, đề xuất chưa, kiến nghị chưa? Nếu đã nhiều lần kiến nghị mà không được giải quyết thì khi xảy ra vấn đề gì đối với các cô giáo này thì chắc chắn phải tôn vinh họ. Nhưng vấn đề vinh danh là cái cuối cùng, chứ không ai muốn hy sinh tính mạng của mình để đợi vinh danh cả”, bà Khá nhấn mạnh.
 

Theo infonet

.