Đừng tưởng cứ "dai" là khỏe
Cập nhật lúc 15:03, Thứ sáu, 28/06/2013 (GMT+7)
Trong khi nhiều đấng mày râu phải ôm hận vì lâm vào cảnh "chưa đến chợ đã hết tiền" thì ở thái cực ngược lại, "chinh chiến" đến bơ phờ rồi mà "súng ống" vẫn chưa chịu "khai hỏa" cũng khiến nhiều ông lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Tình trạng này nếu không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Trong khi nhiều đấng mày râu phải ôm hận vì lâm vào cảnh "chưa đến chợ đã hết tiền" thì ở thái cực ngược lại, "chinh chiến" đến bơ phờ rồi mà "súng ống" vẫn chưa chịu "khai hỏa" cũng khiến nhiều ông lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Tình trạng này nếu không được giải quyết sớm sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.
Hội chứng chậm xuất tinh gây ra nhiều hệ lụy xấu hơn người ta nghĩ. Với những cặp vợ chồng đang mong mỏi có con thì rõ ràng đây là một cơn ác mộng: không có "con giống" thì làm sao thụ thai nổi? Ngay cả với những cặp đôi khác cần "kế hoạch" thì DES cũng mang đến nhiều phiền muộn, kể cả với người nữ giới. Bởi khi đó, khoái cảm tình dục của cả hai người sẽ giảm đi rất rõ rệt. Đời sống phòng the không bình thường có thể khiến họ tan đàn xẻ nghé. Áp lực không được "giải tỏa" lâu ngày tích tụ lại sẽ khiến các quý ông dễ có trạng thái tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và cuộc sống lứa đôi. Diễn biến âm thầm này không dễ nhận thấy ngay, nhưng một khi chúng bộc phát kiểu "tức nước vỡ bờ" thì khó mà tránh khỏi nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Do đó, tiến sĩ Camilleri đặc biệt nhấn mạnh rằng, những người mắc hội chứng này cần sớm đi khám để chữa trị càng sớm càng tốt.
Dù thực tế, các bệnh nhân đa phần đều giấu diếm tình trạng của mình vì xấu hổ nhưng qua những trường hợp đã được biết đến, hiện nay việc điều trị DES không phải là quá khó khăn. Chỉ cần mạnh dạn chia sẻ với bác sĩ vấn đề của mình, các quý ông sẽ có hy vọng "khai hỏa" trở lại sau một quá trình điều trị. Chỉ cần thăm khám trực tiếp "súng ống", cùng với xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu, hỏi thăm về tình trạng bệnh sử, các loại thuốc đang dùng… là bác sĩ đã có thể lên được phác đồ điều trị. Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị nào dành riêng cho chứng xuất tinh chậm/khó xuất tinh, nhưng có thể kết hợp một số loại thuốc sẵn có, vốn dùng cho các bệnh khác, mà vẫn thu được hiệu quả. Ba loại thường dùng nhất là Amantadine (trị bệnh Parkinson), Buspirone (thuốc an thần) và Cyproheptadine (thuốc chống dị ứng). Người mắc DES cũng cần phải được tư vấn tâm lý để giải quyết các vấn đề tinh thần đã trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh. Quá trình điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người, và dù khá nhiêu khê nhưng nếu kiên trì theo đuổi, cơ hội thoát khỏi hội chứng này là rất cao.
Nếu gặp phải vấn đề tâm lý nào đó, hãy cố gắng giải tỏa chúng càng sớm càng tốt. Khi chưa thể thư thái trở lại, tốt nhất là nên "dừng yêu". Một khi gặp phải các triệu chứng điển hình của DES, không gì khôn ngoan hơn là lập tức đi khám bác sĩ. Kinh nghiệm cho thấy, với những người mới mắc, khả năng chữa trị thành công luôn cao hơn, tiến trình cũng đơn giản hơn. Càng để lâu, áp lực tâm lý càng nặng nề thì việc điều trị càng khó khăn phức tạp. Bạn tình nữ giới cũng cần động viên chia sẻ thay vì đay nghiến, chì chiết. Được như vậy, không khó để "súng ống" của các quý ông lại sẵn sàng nhả đạn.
(Theo MayoClinic và WomensEnews/giadinh.net)