Thực hiện chủ trương, Chính sách của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và của Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Đồng Hỷ đã kịp thời phân bổ, điều chỉnh chỉ tiêu nguồn vốn tín dụng chính sách cho các xã, thị trấn; chỉ đạo các Tổ chức chính sách - xã hội nhận ủy thác kịp thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai giải ngân theo chỉ tiêu thông báo, tập trung đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi đến hạn, kịp thời cho vay quay vòng, không để ứ đọng lãng phí nguồn vốn, tích cực xử lý các món nợ có nguy cơ tiềm ẩn quá hạn; Đồng thời tích cực tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tiếp tục thực hiện và tổng kết đánh giá Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, như: Chuyển 1.000 triệu đồng vốn Ngân sách địa phương cho vay giải quyết việc làm; cân đối, chuyển ủy thác thêm 100 triệu đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay bị ảnh hưởng bởi bão và mưa lụt sau bão…

leftcenterrightdel
  Cán bộ Phòng giáo dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ đang thực hiện thủ tục giải ngân cho người dân tại điểm giao dịch UBND thị trấn Sông Cầu. (Ảnh: Trọng Tài)

Bên cạnh đó, Ban đại diện Hội đồng Quản trị cũng thực hiện kiện toàn với tổng số 25 thành viên, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; 10 thành viên là lãnh đạo các cơ quan ban ngành, tổ chức chính sách - xã hội huyện, 14 thành viên là Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Tổ chức họp định kỳ kịp thời đánh giá kết quả và  đề ra phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp chỉ đạo thực hiện quý tiếp theo. Nhờ vậy, dự ước đến 31/12/2024 tổng nguồn vốn đạt 630.426 triệu đồng, tăng 66.177 triệu đồng so với 31/12/2023 (564.249), tỷ lệ tăng trưởng 11,8%. Đơn vị đã thực hiện doanh số cho vay đạt 191.260 triệu đồng, với 3.629 hộ. Doanh số thu nợ: 125.654 triệu đồng, với 4.812 hộ. Dư nợ dự ước đến 31/12/2024 đạt: 628.899 triệu đồng/KH 628.899 triệu đồng tăng 66.177 triệu đồng so với 31/12/2023 (562.722), tỷ lệ tăng trưởng 11,8%, đạt 100% kế hoạch giao (Tỉnh giao tăng trưởng 8%). Hiện có tổng số 12.796 khế ước khách hàng đang còn dư nợ. Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ tiếp tục giữ vững chất lượng tín dụng không có nợ quá hạn và nợ khoanh...

Chị Vũ Thị Thanh Hảo, trú tại thị Trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ là một gia đình nông dân thuần túy, nên trong cuộc sống bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với sự quyết tâm của gia đình để biến khó khăn thành lợi thế, gia đình chị đã tập trung khai thác tốt tiềm năng đất đai, khe suối của vùng đồi núi, tập trung vào phát triển cây chè công nghiệp, để nâng cao đời sống, đóng góp phần vào sự phát triển chung của quê hương, đất nước.

leftcenterrightdel
  Chị Vũ Thị Thanh Hảo (ngoài cùng bên trái) trao đổi với cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ. (Ảnh: Trọng Tài)

Để đáp ứng với nhu cầu chế biến, nâng cao giá trị kinh tế cho bà con nông dân, gia đình chị Hảo đã thành lập Hợp tác xã chè. Đồng thời, được thụ hưởng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị đã vay vốn 100 triệu đầu tư vào trồng chè, xưởng chế biến không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và thường xuyên đổi mới công nghệ, giao lưu tìm kiếm thị trường. Hiện tại xưởng chế biến chè của gia đình chị Hảo hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Chị Hảo cho biết thêm: “Được sự tư vấn nhiệt tình của tổ tư vấn của Hội nông dân tôi đã quyết định vay vốn để đầu tư vào sản xuất chè. Ban đầu tôi rất lo lắng về các thủ tục vay vốn, nhưng khi được các cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ tư vấn tôi rất yên tâm vay để đầu tư sản xuất, từ đó giúp gia đình cải thiện đời sống”.

Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Hiển Thành, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ cho biết: Để có được kết quả tích cực, ngay từ đầu năm 2024, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát. Theo đó, thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị là lãnh đạo các phòng, ban đã thực hiện chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát theo kế hoạch đã xây dựng, đã có 10 thành viên đi kiểm tra được 21 lượt xã, thị trấn với 34 tổ, 179 hộ vay với dư nợ là: 14.045,5 triệu đồng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Trần Hiển Thành, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ trao đổi với phóng viên. (Ảnh: Trọng Tài)

Thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định hàng quý tại các xã, thị trấn đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra thực tế tại các hộ vay, kiểm tra hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn, hoạt động của Hội Đoàn thể nhận ủy thác, hoạt động của ban giảm nghèo...

Hưởng ứng các cuộc phát động phong trào thi đua ngắn ngày của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Công đoàn phối hợp với chuyên môn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ đã thực hiện phát động tới tất cả cán bộ trong đơn vị tạo khí thế phấn đấu thi đua lập thành tích, động viên khen thưởng kịp thời sự cố gắng, tinh thần nỗ lực làm việc của từng cán bộ.

Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ có 03 đề tài sáng kiến đã được Hội đồng Khoa học Ngân hàng Chính sách xã hội công nhận. Đơn vị đã có 8 cá nhân có sáng kiến và tham gia viết sáng kiến. Năm 2025, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ phấn đấu tăng trưởng dư nợ từ 8% trở lên so với năm 2024, thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao. 

Ngoài ra, để hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng, thuận tiện với nguồn vốn tín dụng chính sách. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính tr ị- xã hội nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Chính phủ, của địa phương về tín dụng chính sách; thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi tại UBND xã, thị trấn để chính quyền, người dân tham gia giám sát,...

Theo đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Có thể thấy, các chương trình tín dụng Chính sách xã hội thời gian qua đã được lan tỏa, phủ rộng trên khắp địa bàn tỉnh, trở thành một trong những giải pháp căn cơ, trọng điểm để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững. Các chương trình đã gần như phủ kín các chiều về giảm nghèo, góp phần làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng. Rất nhiều hộ không phải vay nặng lãi, tín dụng đen, sử dụng vốn đúng mục đích đã thoát nghèo với mức thu nhập ổn định, nâng dần mức sống”.
Trọng Tài