Sau hai năm triển khai thực hiện Dự án toàn tỉnh đã có 9/9 huyện, thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện dự án, với tổng số 117 dự án đã được thẩm định, phê duyệt, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu trên 85% dự án đã được triển khai tại các huyện; 100% hộ gia đình thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình trong đó 99% hộ gia đình tham gia thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Để có góc nhìn thực tế, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật đã mục sở thị tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, thuộc diện hộ cận nghèo, xóm Xuân Đám, xã Đồng Liên, thành phố Thái Nguyên cho biết: Tôi nhận 1 con bò từ chương trình dự án “Vỗ béo bò” nhà nước cho không, không phải nộp một khoản tiền nào. Chỉ có tiền cám bò là chúng tôi được nhận và đóng đối ứng 50% (1.741.500 đồng), được cấp 270kg cám.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Văn Tuyên trao đổi với phóng viên (Ảnh: Trọng Tài)

Sau khi được xóm, xã triển khai dự án, gia đình tôi được lên Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố tập huấn cách chăm sóc, được nghe các chị trên đó nói về cơ chế chính sách của chương trình dự án. Được trực tiếp đi thăm quan học tập tại mô hình chăn bò thuộc tỉnh Bắc Giang và được nghe chủ trại nói về cách chăm sóc con bò. Đặc biệt, bản thân và các hộ dân đã được trực tiếp tự tay mình lựa chọn 1 con bò cho gia đình…Chúng tôi rất phấn khởi, vì gia đình đã có con bò, một tài sản rất lớn đối với gia đình tôi. Kể từ khi đưa bò về tôi dọn chuồng chăm sóc con bò rất cẩn thận. Bò phàm ăn, lớn nhanh nên gia đình tôi dễ dàng chăm sóc. Chúng tôi đã chuẩn bị chuồng trại, giữ ấm về mùa lạnh và mưa này, luôn chuẩn bị thức ăn là rơm, rạ, cỏ khô để cho con bò trong những ngày mưa rét. Vì thời gian được nhận bò là cuối tháng 9/2023, thời tiết dần chuyển lạnh, mưa rét nhiều. Từ khi được cấp phát con bò, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thường xuyên xuống kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật, Trung tâm cũng phát cuốn sổ nhật ký để chúng tôi ghi chép lại toàn bộ quá trình chăm sóc, cũng như vốn đối ứng, số lượng cám cấp ban đầu. Được biết cuốn sổ nhật ký là phần thể hiện công đối ứng chăm sóc trong dự án của chúng tôi… Chính quyền xã cũng rất quan tâm bà con chúng tôi, phối hợp cùng cán bộ trung tâm hoặc riêng đoàn giảm nghèo của xã xuống kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên. Tôi thấy vui khi chính quyền quan tâm đến gia đình, những hộ khó khăn như chúng tôi và các hộ tham gia mô hình bò lần này. Tôi rất cảm ơn Đảng, nhà nước, đã có chương trình hỗ trợ bò cho chúng tôi. Tôi thấy chương trình này rất ý nghĩa và Nhân văn, giúp chúng tôi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống, có công việc ổn định và tạo cho chúng tôi có sinh kế ổn định, cơ hội phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Ông Đặng Đình Trình là đối tượng hộ cận nghèo, khuyết tật của xóm Đảng xã Huống Thượng, TP Thái Nguyên cho biết: Quá trình tham gia mô hình dự án bò “Vỗ béo bò” Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, gia đình tôi được nhân dân lựa chọn cho tham gia thực hiện dự án chăn nuôi bò vỗ béo.

leftcenterrightdel
 Hộ gia đình ông Đặng Đình Trình và bà Nguyễn Thị Cúc được Nhà nước hỗ hộ bò 3B vỗ béo (Ảnh: Trọng Tài)

Trước khi thực hiện dự án gia đình tôi đã được đào tạo và nâng cao nhận thức về chăn nuôi bò vỗ béo. Tôi đã chuyển đổi vùng đất canh tác không có hiệu quả cao chuyển sang trồng cỏ làm nguyên liệu thức ăn nuôi bò, tăng tính đa dạng sinh học, tạo hệ sinh thái bền vững, mang lại sản phẩm trồng trọt chất lượng an toàn. Khi tham ra dự án gia đình tôi đã được ban quản lý cấp xóm, xã và cán bộ Trung tâm Dich vụ nông nghiệp Thành phố hướng dẫn phương pháp chăn nuôi bò vỗ béo, từ tập huấn cho đến lựa chọn con giống, chúng tôi đi thực tế đến tại trại giống để lựa chọn con giống phù hợp với hộ gia đình. Ngoài ra, cán bộ cấp xã và Trung tâm Dich vụ nông nghiệp hướng dẫn áp dụng thực hành nghi chép từng ngày chăm sóc dưới sự giám sát của ban quản lý dự án, hàng tuần, hàng tháng để theo dõi sự phát triển của bò và báo cao kịp thời với ban quản lý dự án cấp xóm và xã. Từ đó tôi đã nắm rõ hơn phương pháp giám sát, tổ chức quản lý của ban quản lý dự án để tuân thủ các mục đích và yêu cầu của dự án.

Đến nay, sau 3 tháng có thể đánh giá chính thức quy trình chăn nuôi bò vỗ béo của dự tại hộ gia đình tôi đảm bảo sự phát triển sinh lực của con bò phù hợp điều kiện mực đích và yêu câu của dự án. Phải nói là dự án “Vỗ béo bò” đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, có ý nghĩa quan trọng trong tạo lập giá trị kinh tế cho bà con, tạo điều kiện việc làm cho lao động tại gia đình để nâng thu nhập của các hộ. Dự án “Vỗ béo bò” Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đây cũng là mô hình thúc đẩy, hỗ trợ và phát triển sản xuất chăn nuôi bò theo hướng giảm nghèo bền vững đối với gia đình tôi cũng như tiêu chí chung của xã.

Bà Đàm Thị Tươi, xóm Thanh Chử, xã Linh Sơn cho biết: Gia đình tôi được tham gia dự án giảm nghèo năm 2023. Khi thực hiện dự án gia đình tôi được tập huấn phổ biến yêu cầu cụ thể về điều kiện khi tham gia dự án. Tôi đăng ký trâu vỗ béo. Trước khi bàn giao trâu tôi được xã mời dự hội nghị triển khai, tập huấn kỹ thuật, được đi huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 1 ngày để lựa chọn trâu và được cấp đúng số tai con trâu đã chọn. Khi thực hiện dự án, tôi được nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 50% giá thức ăn hỗn hợp cụ thể 270kg (10 bao cám cộng với 20kg lẻ cấp 2 đợt, tôi nộp đối ứng 1.699,650 đồng (Nộp 1.700.000 đồng). Ngoài ra, chúng tôi không phải nộp khoản tiền gì khác. Ngày 24/11/2023, chúng tôi được cấp trâu.

leftcenterrightdel
 Hộ gia đình bà Đàm Thị Tươi được Nhà nước hỗ trợ trâu vỗ béo (Ảnh: Trọng Tài)

Khi nhận trâu về, gia đình tôi chăm sóc nuôi dưỡng không có vấn đề gì khó khăn, trâu ăn uống rất tốt, sức khoẻ ổn định hiện tại trọng lượng ước đạt 350kg so với khi nhận con trâu tăng trọng rất tốt. Chúng tôi sẽ thực hiện tốt dự án này và nếu sau này có dự án hỗ trợ vẫn mong muốn được tham gia và được nhà nước quan tâm hộ trợ cho những gia đình còn khó khăn như chúng tôi.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành của tỉnh Thái Nguyên đến với người dân trên địa bàn như hiện nay, chắc chắn trong thời gian tới những hộ nghèo và cận nghèo sẽ chỉ là con số nhỏ.

Trọng Tài